Câu nói “cửa miệng” nào của cha mẹ khiến con bị bệnh trầm cảm?
Trong cuộc sống gia đình sẽ khó tránh khỏi xung đột bất hòa, những phút giây không kiềm chế được cha mẹ đã vô tình có những lời lẽ khiến trẻ bị tổn thương thậm chí trầm cảm.
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
- Nguyên tắc trong việc lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ
Câu nói “cửa miệng” nào của cha mẹ khiến con bị bệnh trầm cảm?
Không phải là sự cố ý nhưng vô hình chung những người làm cha mẹ đã không kiềm chế được cơn tức giận nên nhiều khi “buột miệng” những câu nói như “xát muối” vào tâm hồn, vào trái tim còn non nớt của trẻ. Đã có không ít trường hợp nhiều trẻ mắc cắc bệnh trầm cảm chỉ vì những câu nói “không phải cố ý” từ cha mẹ.
“Con nhìn con nhà người ta xem”
Rất nhiều phụ huynh Việt thường có tâm lý so sánh con mình với con của bạn đồng nghiệp hoặc xung quanh hàng xóm, rồi những cô cậu bạn con cùng lớp, điều đó giống như một thói quen ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các bậc phụ huynh trong cuộc sống hằng ngày. “Con nhà người ta” – câu nói “xát muối” thể hiện sự so sánh vượt bậc của những đứa trẻ, mà chúng chẳng thể hiểu rõ đó là con nhà ai nhưng theo ý các phụ huynh thì đó là một tấm gương sáng, người tốt, việc tốt… cái gì cũng tốt, là quy chuẩn để dạy con ngoan và bắt trẻ phải theo quy chuẩn đó. Thế nhưng, hầu hết chả ai để ý rằng, những câu so sánh không hề ác ý đó lại âm thầm làm trẻ tổn thương trẻ một cách sâu sắc, thậm chí còn trở thành một áp lực, một cái đích khiến trẻ bị trầm cảm. Nếu việc so sánh này lặp lại nhiều lần thì dần sẽ ý thức trong tâm trí trẻ rằng, mình không được giống “con người ta” thì cha mẹ sẽ không thương mình nữa và tỏ ra cáu bực hơn. Nếu cha mẹ cứ tiếp tục đem khuyết điểm của con so sánh với ưu điểm của những đứa trẻ khác thì dẫn sẽ khiến con trẻ mình thành “con người khác”, vô hình khiến trẻ bị tự ti khi đối diện với bạn bè, thậm chí là oan thán cha mẹ và “con nhà người ta”.
Những câu nói vô hình khiến trẻ bị tổn thương
“Con còn như thế, bố mẹ sẽ không yêu thương con nữa”
Chẳng có tình yêu thương nào thiêng liêng và cao quý hơn tình yêu thương của cha mẹ với con cái, cũng không có thứ tình nào có thể so sánh với chữ “tình”đó và tất nhiên chả có ai lại nỡ “không yêu con nữa” chỉ vì con mắc một khuyết điểm nào đó. Thế nhưng, không ít những bậc cha mẹ lại thường đem tình yêu thương con của mình ra làm điều “dọa” con trẻ. Thậm chí có cha mẹ còn thường xuyên đùa với con mình bằng câu nói: “Con mà còn như thế, mẹ sẽ không yêu con nữa, mẹ sẽ đón bạn Minh ở lớp con về nuôi”. Đành rằng không có kinh nghiệm chăm con và nuôi dạy con nhưng các bậc phụ huynh không nên nói những câu nói này với trẻ, vì ở lứa tuổi chưa có nhiều sự nhận thức, với tâm hồn suy nghĩ còn non nớt thì các con sẽ cho rằng tình cảm bố mẹ dành cho các con không nhiều và không là mãi mãi, nó có thể thay đổi nếu chúng làm sai điều gì, những câu nói này của cha mẹ vô hình dung tạo nên tâm lý sợ sệt cho trẻ, làm cho trẻ xa lánh người thân, bạn bè, sau cùng trở nên tự kỷ và trầm cảm nặng.
“Mẹ ước chưa từng sinh ra con’’
Tôi từng chứng kiến rất nhiều bậc phụ huynh vô tình mắng con: “Mẹ ước chưa từng sinh ra con” trong các cơn thịnh nộ. Nhưng những bậc cha mẹ có bao giờ nghĩ rằng câu nói này sẽ đi sâu vào tiềm thức ở trẻ, cha mẹ có thể nói ra rồi quên đi nhưng với trẻ thì không như vậy mà chúng sẽ tin rằng, cha mẹ không muốn làm cha mẹ của mình hay thực sự bố mẹ đang chán ghét và không yêu quý mình nữa. Chưa hết, khi mẹ nói những câu tương tự về sự so sánh, hay ước “con người ta” là con nhà mình thì bé sẽ càng trở nên mặc cảm, tự ti so bì, ghen tỵ với bạn đó.
Nuôi dạy con không phải là cuộc chiến nếu cha mẹ có cách nuôi dạy con thông minh
“Không ăn hết cơm thì đừng trách mẹ”
Bệnh trầm cảm là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những sự tổn thương, mặc cảm thường ngày mà trẻ tiếp xúc. Cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và nhân cách ở trẻ sau này. Vì thế, những người thầy đầu tiên của con chính là người vẽ lên những tâm hồn non nớt đó, việc sử dụng những câu nói “xát muối” vào tâm hồn chúng không những không có ích mà thậm chí còn khiến chúng sợ sệt và mắc các bệnh lý về thần kinh rất khó chữa trị. Những câu nói như: “Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ đánh đấy”, “Con không ăn là ma đến bắt đi đấy” hoặc “Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh”… dễ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt, khó cảm thấy ngon miệng và không muốn hợp tác cùng mẹ. Nếu mẹ cứ tiếp tục dọa nạt trẻ như vậy thì chúng sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Không những vậy, mẹ sẽ khiến trẻ sinh ra tư tưởng sợ ăn hoặc không dám ăn cơm cùng bố mẹ.
Thay vì những câu nói khiến trẻ bị tổn thương thì hãy thay đổ những câu nói hòa hợp khiến chúng chấp nhận hơn và hãy một lần những bậc làm cha mẹ nghĩ lại nếu như mình cũng bị dọa dẫm khiến tâm lý bị khủng hoảng không thể làm tốt được việc gì thì sẽ như thế nào. Nuôi dạy con là một hành trình dài và sẽ có nhiều chông gai nếu như cha mẹ không có cách nuôi dạy đúng đắn. Hãy là những người nuôi dạy con thông minh và khoa học nhất.
Nguồn: giaoductretho.net