Điểm mặt một số căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ
Sức đề kháng của trẻ bị suy yếu là do kháng thể từ mẹ truyền sang con sụt giảm, đó cũng là “thủ phạm” gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng thường gặp ở con trẻ.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ quan trọng nhất điều gì?
- Cho con đi nhà trẻ sớm, nên hay không nên?
- Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình
Điểm mặt một số căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ
Mặc dù việc ốm đau của trẻ làm các bậc cha mẹ lo lắng nhưng việc mắc các căn bệnh này của trẻ không hoàn toàn xấu, bởi đây là dịp kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng với các bệnh nhiễm trùng sau này…
Hệ miễn dịch là gì?
Việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan là trách nhiệm hàng đầu của những người làm cha mẹ nên để đảm bảo sức khỏe của con luôn được tốt thì việc làm đầu tiên chúng ta phải nghĩ đến sức đề kháng của trẻ. Duy trì sức đề kháng và bảo vệ hệ miễn dịch tốt cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con trẻ. Trong quá trình phát triển, cơ thể con người dần phát triển và hoàn thiện nốt chức năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, đó là hệ thống miễn dịch. Chúng được xem như một hệ thống máy bảo vệ tự nhiên của con người, tránh được các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, đồng thời có thể sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư… hiệu quả. Các hệ miễn dịch này được hình thành từ rất sớm, cụ thể từ khi trẻ mới được sinh ra, hệ thống miễn dịch này trẻ được thừa hưởng từ mẹ trong bào thai. Quá trình phát triển của cơ thể cũng là lúc hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch thu được bổ sung cho nhau bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại của môi trường. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định rằng, nếu trẻ được sinh và nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể duy trì sức đề kháng hơn những đứa trẻ nuôi con bằng sữa ngoài, từ đó trẻ cũng sẽ cũng sẽ ít mắc các căn bệnh hơn những đứa trẻ thông thường.
Duy trì, bảo vệ hệ miễn dịch để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa bệnh cho trẻ
Điểm mặt một số căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ
Khi trẻ bắt đầu ngừng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm cũng là lúc các kháng thể trẻ nhận được từ mẹ sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian, hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virus tấn công. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi là “nạn nhân” hàng đầu dễ mắc các căn bệnh nhiễm trùng này.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính
Đây là căn bệnh “thủ phạm” gây ra một số căn bệnh thường gặp ở trẻ như bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện với các biểu hiện như sốt, ho, chảy nước mũi, mặt đỏ ửng, đồng thời xuất hiện thêm các triệu chứng khàn giọng, khó thở… có khoảng 40% các trường hợp nhiễm bệnh có triệu chứng tiến triển thành khò khè dẫn tới viêm tiểu phế quản hay viêm phổi rất nguy hiểm.
Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh chân tay miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là vào thời điểm giao mùa và thời tiết thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây lên. Triệu chứng đầu tiên căn bệnh này gây ra là trẻ bị sốt, đau họng, chán ăn và người bị phát ban, mẩn đỏ, sau khoảng 1 – 2 ngày thì trẻ bắt đầu thấy đau miệng. Ban da xuất hiện trong vòng 1-2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên và một số có thể hình thành bọng nước nhưng các vết ban này của trẻ sẽ không có cảm giác ngứa, nhiều trường hợp chỉ thấy ở miệng mà không gặp ở các vị trí khác.
Bệnh Ho gà
Bệnh ho gà do một loại trực khuẩn ho gà có tên Bordetella pertussis gây ra cho trẻ, chúng lây qua con đường hô hấp. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ thường ho nhẹ và theo thời gian nặng dần lên. Trong thời kỳ này trẻ có những cơn ho rũ rượi kéo dài dẫn đến nôn oẹ, chảy nước mắt và nước mũi. Sau các cơn ho dài thì sắc mặt của trẻ thường bị tím tái vì bị suy hô hấp. Cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít và xuất hiện nhiều đờm dãi.
Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp ở trẻ
Bệnh sởi
Thống kê từ các trang tin tức Y tế cho thấy, bệnh sởi đã trở lại ở một số Quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu là do là do trẻ không được tiêm phòng ngay từ đầu để bảo vệ sức khỏe của con. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại nước Mỹ đã từng cảnh báo về dịch bệnh này nếu không được tiêm phòng phù hợp. Các biểu hiện của căn bệnh này ban đầu là sốt, chảy nước mũi, ho sau đó phát ban toàn thân. Bệnh có thể khỏi nếu chữa trị kịp thời nhưng chúng có thể để lại những biến chứng bệnh nguy hiểm về sau.
Bệnh tiêu chảy cấp tính
Là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, căn bệnh này đã là thủ phạm gây tử vong cho nhiều trẻ. Bệnh thường do thức ăn không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn thực phẩm. Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy nặng và đe doạ đến tính mạng của trẻ dưới 2 tuổi.
Ngoài ra, một số căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ còn là những căn bệnh giao mùa như thủy đậu, quai bị và bệnh viên mang não rất nguy hiểm. Để phòng ngừa một cách tốt nhất các căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho con là những bậc cha mẹ cần sát sao và để ý các triệu chứng bệnh để sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Biết được những căn bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của con để có hướng phòng ngừa, tiêm chủng các loại vắc xin để phòng bệnh hiệu quả nhất.
Nguồn: giaoductretho.net