Cách dạy con tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc khi nghe con bập bẹ tiếng nói đầu đời những tiếng gọi cha, gọi mẹ còn non nớt. Để con nói tốt bố mẹ cần dạy bé tập nói ngay từ khi còn nhỏ.

Mẹ dạy con tập nói theo từng tháng tuổi

Mẹ dạy con tập nói theo từng tháng tuổi

Bố mẹ đã bao giờ tự hỏi tại sao các bác sĩ, chuyên gia, lại khuyến cáo mẹ thường xuyên nói chuyện, kể chuyện, nghe nhạc khi ở những tháng thai kỳ. Nguyên do chính là giúp bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi còn trong bụng mẹ, cũng như thích kích sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế không chỉ đến lúc con bập bẹ cha mẹ mới bắt đầu dạy con nói mà việc dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm hết sức bình thường và vô cùng cần thiết.

Dạy con tập nói từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi

Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài. Đây chính là giai đoạn con đang lớn, con rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh nên mẹ có thể bắt đầu dạy con từ việc hát cho con nghe, nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó dành cho con những khoảng thời gian yên lặng, điều này giúp tạo cho con khoảng không để tự tạo ra những âm thanh của riêng mình.

Ở những tháng đầu tiên cha mẹ nên theo dõi những cử chỉ của con

Ở những tháng đầu tiên cha mẹ nên theo dõi những cử chỉ của con

Dạy con tập nói từ 4-6 tháng tuổi

Bắt đầu từ 4- 6 tháng trẻ bắt đầu bập bẹ phát ra những âm thanh như baba, ma ma, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình. Lúc này bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng. Mẹ có thể dạy con nói trong giai đoạn này bằng cách giao tiếp bằng mắt, nhìn vào mắt con khi bế và nói những câu âu yếm, ngọt ngào. Khi thấy con phát ra tiếng o, oe, mẹ nên mỉm cười với con hoặc bắt chước lại tiếng con vừa bập bẹ. Không chỉ đơn giản là dạy con nói, hành động này của mẹ còn tạo cho con thói quen chia sẻ với mẹ cả khi lớn nên.

Dạy con tập nói từ 7-12 tháng tuổi

Trong giai đoạn con dưới 1 tuổi việc cha mẹ gia tăng trò chuyện với con giúp con hoạt bát và năng động hơn so với những đứa trẻ không được cha mẹ nói chuyện. Ở những tháng 7 – 12 tháng tuổi mẹ nên đọc sách, kể chuyện cổ tích hay nói chuyện nhiều với con giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Giai đoạn này cả cha và mẹ nên thường xuyên chơi cùng con những trò chơi đơn giản hoặc đem sách, truyện giới thiệu cho con những tên con vật, đồ vật để con tập nhìn nhận với thế giới xung quanh.

Con lớn hơn một chút mẹ có thể cho con nghe nhạc và đọc sách cho con nghe

Con lớn hơn một chút mẹ có thể cho con nghe nhạc và đọc sách cho con nghe

Dạy con nói từ 13-18 tháng tuổi

Từ 13- 18 tháng tuổi bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọi người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ, thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh. Vì thế cha mẹ, người thân trong gia đình nói chuyện với nhau cũng cần chú ý đến lời nói, câu nói vì trẻ rất hay học theo. Ngoài ra, mẹ nên dạy con nói, nghe những từ ngữ đơn giản, có thể kết hợp cả tiếng anh và tiếng việt, bằng những câu nói có âm đơn.

Dạy con nói từ 19 – 36 tháng tuổi

Khả năng ngôn ngữ của con từ 1- 3 tuổi đã đa dạng hơn rất nhiều, con có thể nói được nhiều câu. Bé đã biết được tên mình cũng như tên bố mẹ nhưng chỉ nói được 2- 3 từ. Mẹ ngoài dạy con nói nên dạy con làm những thứ rất đơn giản, gắn liền với cuộc sống của con, để con hiểu và biết được nhiều thứ. Lớn hơn một chút con có thể nói được cả câu và nhiều từ ngữ phức tạp hơn.

Với kinh nghiệm chăm con nhỏ, dạy con học nói theo từng tháng giúp con phát triển tốt trở nên hoạt ngôn và tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhanh nhậy hơn là việc để trẻ phát triển như tụ nhiên.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội