Bệnh ngoài da ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ngoài da ở trẻ em là một trong những nguy cơ khiến phụ huynh có con nhỏ cần chú ý phòng tránh kịp thời, nhất là thời điểm giao mùa. Vậy bệnh ngoài da ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ngoài da ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh ngoài da ở trẻ em có nguy hiểm không?

Để bệnh ngoài da ở trẻ em không tiến triển, theo BS. Trần Anh Tú – Giảng viên Cao đẳng Y dược Pasteur, cần phát hiện và chăm sóc đúng cách các hiện tượng xuất hiện trên da trẻ. Dưới đây là thông tin cơ bản về bệnh ngoài da ở trẻ em.

Hăm da là bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến

Biểu hiện: Da phát ban, dạng chấm bị đỏ, có thể hơi sưng, thường xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp (cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã). Nguyên nhân là do da bé bị ẩm ướt kéo dài do tiếp xúc với tã và độ thoáng khí kém nên vi khuẩn trong tã lót phát triển trên da bé. Hăm da cũng là bệnh ngoài da ở trẻ em rất phổ biến.

Cách chăm sóc:

– Hạn chế sử dụng các loại bỉm (tã). Nếu phải dùng tã thì chọn loại tã có khả năng hút ẩm tốt nhằm mục đích giữ cho da bé khô ráo, thoáng khí. Cần thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hoặc đi ngoài, không ỉ lại vào bỉm tã.

– Rửa sạch vùng bị hăm bằng nước ấm, nước muối sinh lí hoặc nước pha thuốc tím rồi nhẹ nhàng dùng khăn mềm hoặc bông khô lau khô các vùng bị hăm như mông hay vùng kín.

– Thoa phấn rôm hoặc thuốc cho bé sau khi rửa. Các loại thuốc bôi thường được sử dụng là thuốc mỡ Bepanthen (dexpanthenol), xanh methylen…

– Theo dõi bé tại nhà và đưa bé tới bệnh viện trong trường hợp bé không khỏi sau 1 tuần thực hiện các biện pháp trên hoặc bé kèm theo sốt hoặc chỗ hăm có mủ, loét hoặc hăm vùng ngoài mông.

Bạn chỉ cần áp dụng các cách trên đây để phòng ngừa bệnh ngoài da ở trẻ em.

Ung nhọt là bệnh khiến phụ huynh có con nhỏ rất lo lắng

Biểu hiện:  Lúc đầu, da sẽ đỏ và sưng lên, sờ vào có cảm giác nóng và làm bé đau. Khi mủ tụ dưới da, chỗ sưng sẽ phồng căng lên. Ung nhọt rất dễ lan rộng ra do các nang lông nằm liền kề nhau. Các dấu hiệu trên là do nang lông đã bị nhiễm trùng.

Cách xử trí:

–  Lập tức đưa bé đi khám bác sĩ trong trường hợp bé có nhiều ung nhọt, có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, có các ung nhọt đau nhiều hoặc sau 2-3 ngày nhọt không vỡ.

–  Trong trường hợp ung nhọt nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hoặc thuốc sát trùng nhẹ nhàng chấm vào vùng nổi nhọt và có thể che kín bằng một miếng gạc băng bó, lưu ý tránh đè ép gạc quá mạnh làm vỡ nhọt.

–  Đặc biệt, không cố tình làm cho nhọt vỡ ra hay nặn nó ở nhà, vì sẽ rất đau và dễ có nguy cơ làm nhiễm trùng lan rộng hơn.

Ung nhọt là bệnh khiến phụ huynh có con nhỏ rất lo lắng

Ung nhọt là bệnh khiến phụ huynh có con nhỏ rất lo lắng

Chốc lở là bệnh ngoài da ở trẻ em rất nguy hiểm

Biểu hiện: Dấu hiệu đầu tiên là da bị mẩn đỏ, sau đó xuất hiện các đốm da rộp đầy mủ bên trong, khi vỡ ra để lộ những mảng da rỉ dịch vàng. Dịch vàng sau khi khô lại tạo thành một lớp vẩy vàng cứng. Đa số chốc lở lan ra rất nhanh nếu không được chữa trị.

Cách xử trí

–  Đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được kê đơn các loại kem/ thuốc kháng sinh dùng tại chỗ và được hướng dẫn băng bó cho trẻ.

–  Giữ vệ sinh, rửa sạch vùng da đóng vẩy cứng bằng nước ấm và thấm khô.

–  Sử dụng khăn mặt và khăn tắm “ dùng một lần rồi ” để tránh lây bệnh.

–  Khuyến cáo nên cho bé nghỉ học tới khi khỏi hẳn vì chốc lở rất dễ lây nhất là trong môi trường học đường.

Bố mẹ muốn nuôi con khỏe và tránh các bệnh ngoài da ở trẻ thì nên chú ý các biện pháp trên đây.

Viêm da là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ

Biểu hiện: Triệu chứng viêm da là mảng phát ban đỏ, ngứa và có thể tróc vẩy, đôi khi rộp. Nguyên nhân gây viêm da rất đa dạng, thường gặp nhất là do tiếp xúc với chất gây dị ứng (xà phòng, chất tẩy rửa), do căng thẳng, nhạy cảm ánh sáng.

Cách xử trí:

–  Hoàn toàn không nên gãi vùng bị viêm. Giữ vệ sinh da sạch sẽ,  không cho vùng này tiếp xúc với xà bông hay các thuốc tẩy rửa.

–  Nên đưa bé đi khám bác sĩ. Trong trường hợp viêm da quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn các loại kem có steroid nhẹ.

Rôm sẩy là bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất

Biểu hiện: Xuất hiện nhiều nốt nhỏ đỏ và cứng thành mảng, các mảng phát ban hơi đỏ và thường xuất hiện ở những đoạn cơ thể dễ bị nóng và có nhiều tuyến mồ hôi (cổ, mặt, nơi có nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, nách và phía sau đầu gối). Rôm sẩy làm em bé thấy ngứa ngáy đặc biệt là khi nóng bức, mồ hôi ra nhiều. Nguyên nhân gây ra rôm sẩy là do tuyến mồ hôi của bé bị bịt kín làm mồ hôi tắc nghẽn.

Cách xử trí:

–  Vệ sinh thân thể hàng ngày, tắm bé bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da bé còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.

–  Luôn giữ nhiệt độ trong phòng không cao quá, có thể hé mở cửa sổ để không khí lưu thông tốt nhất.

–  Không nên mặc nhiều quần áo hay quấn nhiều tã cho em bé, nhất là về mùa hè.

–  Nên cho bé uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.

–  Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu rôm sẩy không khỏi sau 12 tiếng.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội