Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trở lên ngoan ngoãn, nghe lời hơn
Lứa tuổi lên 3 là giai đoạn trẻ rất ngang bướng, thích làm theo ý của mình và rất hay khóc lóc, ăn vạ. Chính vì vậy mà việc dạy con ở thời điểm này là đặc biệt quan trọng.
- Muốn con thông minh cha mẹ cần trò chuyện cùng chúng!
- Làm cha mẹ hãy dạy con bằng tình yêu thương
- Người Do Thái dạy con thành tài bởi những nguyên tắc đơn giản
Lứa tuổi lên 3 trẻ thường trở lên ương bướng
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi thì khả năng nhận thức của trẻ bắt đầu phát triển rất rõ rệt, biết ý thức về bản thân và bắt đầu nảy sinh những hành động khác với bình thường như tỏ ra ngang bướng, không nghe lời, hay khóc lóc ăn vạ, trẻ thích được khen ngợi, thích được người khác quan tâm để ý đến… chỉ để nhằm mục đích khẳng định cái tôi nhỏ bé của mình. Đôi khi những hành động này của trẻ khiến cho mọi người xung quanh đánh giá trẻ hư đốn, không được dạy bảo. Tuy nhiên nếu cha mẹ biết cách nắm bắt tâm lý thì việc dạy con hư trở lên ngoan ngoãn, nghe lời hơn là điều không hề khó khăn gì.
Biểu hiện thời kỳ khủng hoảng của trẻ lên 3
Những trẻ 3 tuổi thường có những biểu hiện không chịu nghe lời, thực hiện một số yêu cầu của người lớn và có phản ứng tiêu cực. Trẻ rất ngoan cố kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Đôi khi trẻ đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn mình là người chiến thắng.
Tự ý làm một điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn. Thường trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến. Ví dụ: muốn đi chợ mua đồ cho mình, muốn cắt tóc cho em, muốn lái xe ô tô và muốn vẽ cả bức tranh to lớn,… Đây là những hành động nhằm giải thoát khỏi người lớn.
Trẻ có hành vi chống đối, làm trái lại những lời dạy dỗ và vi phạm những điều bị ngăn cấm, trẻ có biểu hiện vô lễ với người lớn như nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn như giơ tay đánh, cấu véo, hét to,… với người lớn.
Cách để dạy con 3 tuổi trở lên ngoan ngoãn
Để giúp trẻ 3 tuổi trở lên ngoan ngoãn, dễ bảo hơn thì cha mẹ cần có một số phương pháp giáo dục trẻ thơ như:
Trước hết cha mẹ cần phải nắm bắt được tâm lý của trẻ, tìm hiểu và biết được rằng lúc này bé đã có khả năng làm được những gì và tìm cách giúp con như để trẻ có thể tự mặc quần áo, ở lứa tuổi này trẻ hoàn toàn có thể tự mình mặc được những bộ quần áo ở nhà đơn giản hoặc tự cài cúc áo, kéo khóa quần hoặc cởi giày. Nếu bé chưa thể làm được điều này mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện (lưu ý không nên làm thay trẻ).
Khi trẻ lên 3 hầu hết đã có thể tự sử dụng thìa, đũa để ăn hoặc uống nước từ cốc thành thạo mà không cần cha mẹ hỗ trợ. Nếu không hãy khuyến khích bé và chỉ ra cho bé biết rằng tất cả mọi người đều dùng đũa và tự ăn ở khẩu phần của mình mà không cần ai giúp. Bên cạnh đó, cha mẹ nên hướng dẫn con thực hiện một số công việc đơn giản như tự cất đồ chơi, gấp quần áo nhỏ của mình, cất bát đĩa đã dùng vào bồn rửa, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ.
Nếu trẻ có những biểu hiện ngang ngạnh, chống đối, tranh giành, đánh bạn cùng lớp thì cha mẹ cần phải giải thích cho con điều nào là đúng, điều nào là sai, để trẻ hiểu. Không nên quát mắng, đánh trẻ và có thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan.
Trường hợp trẻ khóc lóc, ăn vạ khi không đạt được những điều mình muốn thì cha mẹ hãy cứ lờ đi, tỏ vẻ không quan tâm sẽ khiến trẻ nhận thức được rằng việc “ăn vạ” không mang lại tác dụng và sẽ không khóc lóc, mè nheo nữa. Bố mẹ càng quan tâm, dỗ dành thì trẻ lại càng ăn vạ, càng làm tới.
Cách để dạy trẻ lên 3 trở lên ngoan ngoãn
Trẻ làm trái với yêu cầu của bố mẹ thì không nên bắt ép, ra lệnh trẻ làm theo ý mình mà hãy khéo léo cho bé quyền lựa chọn theo ý của mình, khi được quyền tự chọn, bé sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng hơn. Đây cũng là một cách để dạy con trở lên ngoan ngoãn hơn
Với những trẻ có thái độ hỗn láo, vô lễ với người lớn tuổi khi không hài lòng một việc nào đó thì trước hết, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, không nên nổi giận đánh mắng bé. Cần bày tỏ thái độ nghiêm khắc, yêu cầu trẻ dừng hành vi. Có thể xử phạt bằng cách không cho trẻ đi chơi hoặc không cho trẻ theo dõi chương trình đang yêu thích nữa. Yêu thương nhưng nghiêm khắc, luôn nhất quán trong cách dạy con là phương pháp để bố mẹ giúp con dần hạn chế hành vi vô lễ, hỗn láo với người lớn tuổi.
Cùng với đó cha mẹ hãy tạo một môi trường vui chơi thoải mái, đưa trẻ đi công viên, địa điểm vui chơi cho trẻ vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ, giúp con hiểu được ý nghĩa của đen báo giao thông với các trò trơi, môn thể thao cho bé. Ngoài việc chơi trò chơi đóng vai thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu vẽ, đàn, thể thao… để giúp trẻ phát triển theo hướng tích cực hơn.