Đừng để nút like trên mạng “bạo hành tinh thần” đến con

Có nhiều cha mẹ đang biến con trẻ thành những “cuộc mua vui’ của nút like trên mạng mà không biết rằng mình đang là “hung thủ’ bạo hành tinh thần của con.

Đừng để nút like trên mạng “bạo hành tinh thần” của con

Đừng để nút like trên mạng “bạo hành tinh thần” của con

Cả thế giới cười nhưng chỉ có mình con trẻ khóc

Thế giới mạng phát triển vô hình chung kéo theo những hệ lụy khó lường, từ đó nút like, nút share trên mang trở thành những nút “vàng” để con người trở nên nổi tiếng và thu hút được nhiều lượt xem. Những bà nội trợ, nuôi con nhỏ cũng đem những đứa con thơ đang lớn của mình để chiếm lĩnh được những cái nút vàng đó mà không biết chính mình đang là “hung thủ” bạo hành tinh thần của con. Một số clip để cha mẹ “tung ra” là cảnh những đứa trẻ ăn uống khổ sở, khóc vật vã trước ống kính còn “thế lực đe nẹt” thì giấu mặt, chỉ có tiếng nói uy hiếp phát ra từ phía sau ống kính. Nếu có xuất hiện người lớn thì đó chỉ là những cảnh cười ngặt nghẹo với cảnh tượng của đứa trẻ đó. Có những đứa trẻ đang khóc sặc sụa, miệng hiện nguyên hình “dấu ớ” chỉ vì mẹ gầm ghè không cho bé tiếp tục cặp chai nhựa mà bé đang say sưa tận hưởng. Lặp lại vài lần mẹ dọa – con khóc – mẹ dỗ, vậy là có một clip để tung lên mạng xã hội kiếm lượt like. Có trẻ còn bị phạt bắt khoanh tay, ấm ức khóc rồi phụ huynh giả thành tiếng chó mèo,… như những chi tiết đắt giá để quay, cạnh tranh cảnh “độc lạ” so với các clip khác trên mạng để kiếm lượt like. Đỉnh điểm nhất là cảnh chúng tôi được chứng kiến một bé nhận mặc cả hình thức phạt: chỉ muốn quỳ và không nằm cúi, giờ tay cho mẹ đánh nhưng không nhận bị đánh vào mông nhưng người mẹ trong clip này “giơ cao đánh khẽ” chỉ vì để clip thêm phần kịch tính, hấp dẫn chứ không phải mục đích để dạy con ngoan, sau vài lần phát roi thì người mẹ hỏi con có đau không? Để tiếp tục tăng thêm hình phạt trói con bằng băng dính, thấy con rối rít khóc thì bắt đầu người mẹ dùng máy quay để ghi lại những cảnh tượng “có một không hai” đau nhưng bắt con phải cười. Vậy là sau tất cả bé đã cười – chúng phải cười một cách trong khi cơ thể đau đớn, nụ cười của sự bất mãn, uất nghẹn.

Cả thế giới cười nhưng chỉ có mình con trẻ chịu trái đắng

Cả thế giới cười nhưng chỉ có mình con trẻ chịu trái đắng

Nhưng những người làm cha mẹ này có xem con trẻ là con người với những hỉ nộ ái ố đan xen những cung bậc cảm xúc đau đớn, vui cười. Liệu khi cơ thể đau đớn không thốt ra được mà lòng phải cười thì một người lớn, một người có sức khỏe có thể làm được hay không? Nói đúng hơn là cha mẹ đã bị những nút like, nút share trên mạng “thuần hóa” lấy cái mác nuôi dạy con cái để làm tăng niềm vui, tiếng cười của mình. Hãy một lần nhìn lại những tổn thương về cơ thể, về tinh thần của con liệu có khác mấy clip các cô bảo mẫu bạo hành con trẻ, thậm chí còn “dã man” hơn vì điểm tựa sau cùng của con trẻ cũng đã bị đánh mất.

Nếu cười hãy cười cùng con

Những clip “bạo hành tinh thần” con đang xôn xao dư luận nhất hiện nay là hình ảnh một cậu bé bị cha lôi ra đánh, khi chuẩn bị chịu đòn thì trẻ kêu “rất buồn ngủ” vì vừa đi lớp về mà quên đôi dép. Khi người cha nói sẽ “chặt chân” để cho nhớ, rồi “cay độc” hơn là đòi xẻo đi những bộ phận quan trọng trên cơ thể của cậu bé. Điệu bộ lung túng, sợ sệt khiến người cha cũng cười lăn lộn, người mẹ quay phim cũng phải cười chao máy nhưng những người làm cha mẹ có bao giờ nghĩ mình đang làm trò cười cho thiên hạ, cả thế giới cười vui mà một mình con chịu tinh thần bạo lực. Có thể cha mẹ không có ý xấu, chỉ doạn nạt trẻ con hay đơn giản chỉ là một trò chơi, ngầm khoe mình có một đứa con đáng yêu, thông minh và nhanh nhẹn nhưng hiệu ứng của các clip ấy rất khó lường, có thể khiến chúng bị ám ảnh, bị cười chê, vô hình trở thành những hạt sạn trong tình cảm của cha mẹ và con cái. Vì thế nếu muốn nuôi dạy con hay “khoe con” thì các bậc cha mẹ cần làm một cách ý nhị, dạy con không nhất thiết phải dùng những bạo lực tinh thần như thế để suốt đời về sau chúng luôn thấy ám ảnh và xấu hổ. Còn những nút like, share trên mạng không bao giờ giúp con bạn lớn thêm, không giúp con bạn lấy lại được tinh thần sau những lần bị cha mẹ bạo hạnh, vì thế nếu cười, mẹ hãy cười cùng con, để mẹ và con có những tiếng cười thực sự, để con có thể rút ra được những bài học sau những lời răn đe chứ không phải vì cái nút like cha mẹ đang mong chờ trên mạng xã hội.

Đừng bao giờ coi con trẻ như một món đồ chơi

Đừng bao giờ coi con trẻ như một món đồ chơi

Đừng bao giờ coi con trẻ như một món đồ chơi, hay một vật sở hữu mà hãy để con được sống trong một cuộc sống hôn nhân gia đình thực sự, một cái nôi để chúng có thể vững tin bước vào đời. Nút like trên mạng không thể ý thức được con trẻ bị tổn thương thế nào nhưng những người cha mẹ thì có, hãy trở thành những người cha mẹ thông minh và sử dụng mạng xã hội đúng mục đích.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội