Sự phát triển của thai nhi tuần 17 và những điều mẹ cần biết
Sau tuần thứ 16 cơ thể mẹ và bé đã có nhiều thay đổi đáng kể, ở tuần này, mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để đoán chắc về sự phát triển của con.
- Những quan điểm lỗi thời trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh
- 6 tháng tuổi trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Mẹ nên bổ sung canxi cho con như thế nào là đúng cách?
Ở tuần thứ 17 mẹ bầu đã có sự cảm nhận rõ rệt từng cử chỉ củ con trong bụng
Sự phát triển của thai nhi tuần 17
Thông thường ở tuần thứ 17, bé đã nặng khoảng 200g. Từ đầu đến mông bé dài 14cm, bằng cỡ củ hành tây. Bé liên tục co duỗi tay chân và mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tới. Nếu thai nhi là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí còn nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.
Sự phát triển của thai nhi tuần 17 sẽ khiến cho các mẹ bầu cảm nhận khá rõ nét khi bụng bắt đầu to hơn và mất thăng bằng khi trọng tâm bị thay đổi. Mẹ sẽ bắt đầu thấy những cơn đau dây chằng ở vùng bụng dưới, đặc biệt là vào cuối ngày. Đây đều là những dấu hiệu chung mà tất cả các mẹ bầu đều trải qua. Tuy nhiên cũng tùy theo từng mẹ mà ở thời kỳ sự phát triển của thai nhi tuần 17 các mẹ sẽ có thêm một vài những triệu chứng khác.
Ở giai đoạn này thai nhi đã có sự phát triển vượt bậc
Mẹ cần làm gì để tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi tuần 17
Bất cứ bà mẹ nào cũng đều mong muốn con sinh ra được khỏe mạnh thông minh, vì thế ở trong giai đoạn con đang lớn lên từng ngày này mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ để có thể đảm bảo thai nhi của mẹ luôn được phát triển khỏe mạnh.
-
Dinh dưỡng
Với sự phát triển của thai nhi tuần 17 mẹ nên áp dụng chế độ ăn cân bằng với thực phẩm bổ dưỡng và có màu sắc, uống thêm các loại vitamin bổ sung cho thời kỳ mang thai sẽ rất có lợi cho cơ thể đang tăng trưởng của mẹ và em bé. Một số loại dưỡng chất mà mẹ cần bổ sung đầy đủ trong thời gian này như:
- Canxi: sữa chua ít-béo, sữa-ít-chất béo, bánh sữa-ít chất béo, phô-mai tươi ít béo, tàu hủ, trái hạnh, cải xoăn
- Axit Folic (folate): nước cam, rau bó xôi, măng tây, cải xoăn, cải xoăn lá trơn, đậu, bánh mì từ bột nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin, mộng lúa mì
- Chất sắt: nạc thịt bò, hạt, trứng, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin, bột yến mạch, rau xanh nhiều lá Protein: nạc thịt bò, gà, gà tây, nạc heo, đậu, tàu hủ, bơ sữa
- Vitamin A: chanh trái, cải xoăn, tiêu chuông, dâu, cà chua, xoài, khoai tây nguyên.
- Vitamin C: cà rốt, bí, xoài, khoai lang, rau xanh nhiều lá, thịt nạc các loại, trứng, bơ sữa, vỏ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin Chất kẽm: nạc bò, ngũ cốc, rau quả, đậu, bơ sữa ít béo, rau bó xôi.
Mẹ bổ sung đầy đủ những loại dưỡng chất trên mới có thể đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi tuần 17. Ngoài chế độ dinh dưỡng mẹ cũng cần chú ý tới chế độ vận động.
Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng trong giai đoạn thai nhi được 17 tuần
-
Vận động
Trong giai đoạn này mẹ đã cảm nhận thấy cơ thể mình có sự thay đổi rõ rệt như đi lại nặng nề hơn, mỏi chân, chuột rút, đau lưng… vì thế mẹ nên kết hợp một vài động tác thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, vận động chân tay, xương chậu để cơ thể trở nên dẻo dai hạn chế những cơn đau.
Ngoài ra, để biết chắc chắn thai nhi phát triển khỏe mạnh, không mắc các bệnh con, ở giai đoạn phát triển của thai nhi tuần 17 mẹ cần lên lịch thường xuyên cho việc khám thai. Siêu âm giữa thai kỳ có thể diễn ra từ tuần 18 đến tuần 22 để kiểm tra sự phát triển của bé bao gồm sự hình thành và phát triển bộ não, tim, cột sống, gan, thận, và các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, mẹ đã có thể biết giới tính của con qua máy siêu âm do cơ quan sinh dục ngoài đã phát triển đầy đủ.
Nguồn: giaoductretho.net