Chuyên gia chia sẻ về những điều bố mẹ cần biết khi con ở tuần 33

Ở tuần thứ 33 bé đã có nhiều biến đổi cả về bên ngoài cũng như bắt đầu tiếp nhận nhiều thứ xung quanh, vậy mẹ cần làm gì lúc này để con có sự phát triển tốt nhất?

Những điều mẹ cần làm khi con ở tuần tuổi 33

Những điều mẹ cần làm khi con ở tuần tuổi 33

Ở tuần 33 con đang lớn và vẫn tiếp tục hoàn thiện trong quá trình bò và tập đi, bé có thể để hai chân trên đất và tự giữ thăng bằng và có thể xoay sang hướng có tiếng gọi của bạn. Có thể tự cầm nắm, cào vào đồ vật nên hãy cất giữ những đồ nguy hiểm và để xa tầm tay trẻ.

Những điều mẹ cần làm khi con ở tuần tuổi 33

Mặc dù bạn luôn muốn bảo vệ con mọi lúc mọi nơi nhưng bé sẽ trở nên độc lập hơn khi bạn để bé tự phát triển và học tập mọi thứ. Tuy nhiên, hãy nỗ lực để biến nhà bạn trở thành nơi an toàn cho bé. Một cách tốt để làm điều này là làm mọi cách để giảm thiểu khả năng bé tìm đến những nơi nguy hiểm, ví dụ như giữ cẩn thận các đồ vật dễ vỡ để chúng không bị ngã bể, giữ các đồ nội thất không bị khập khiễng và nằm trong các phòng mà bé ít khi lại gần.

Bạn muốn con trở nên độc lập, phát triển tự nhiên và học tập mọi thứ. Tuy nhiên bạn hãy tạo cho con một môi trường an toàn để bé có thể khám phá mọi thứ xung quanh một cách thoải mái mà không gặp phải bất cứ một nguy hiểm nào bằng cách giữ cẩn thận các đồ vật dễ vỡ và cất chúng vào những phòng bé ít lại gần, chỉnh lại các đồ nội thất để không bị khập khiễng, các góc bàn nhọn phải bịt vào.

Những điều mẹ nên biết trong thời gian con được 33 tuần tuổi

Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ thì ở độ tuổi này bé phát triển tư duy và nhận thức rất nhanh, vì thế mẹ cần chú ý và giúp con hiện thiện sự phát triển.

Những điều mẹ nên biết trong thời gian con được 33 tuần tuổi

Những điều mẹ nên biết trong thời gian con được 33 tuần tuổi

Thời gian này bé đang tập trườn, bò và dịch chuyển bằng cách dịch chuyển mông. Trườn là phương pháp đầu tiên giúp bé có thể tự di chuyển các vị trí một cách hiệu quả. Các biến thể của việc bò cũng giúp trẻ có thể củng cố cơ bắp để giúp bé có thể biết đi. Việc quan sát từng sự thay đổi của con qua các giai đoạn trở thành một niềm vui cho mẹ.

Đứng và vịn vào đồ nội thất

Giai đoạn này bé có thể vịn vào thành ghế để đứng dậy và di chuyển men theo những đồ chắc chắn mà bé vịn được vào. Ban đầu bé có thể cảm thấy khó khăn và vất vả. Một số bố mẹ cho con sử dụng xe tập đi ở giai đoạn này. Nhưng xe tập đi không an toàn cho trẻ, vì xe có bánh xe trơn bé có thể đi rất nhanh và có thể lao từ trên nhà xuống sân rất nguy hiểm, hoặc bé có thể di chuyển và với những đồ vật mà bình thường bé không với tới. Hơn nữa xe tập đi còn ngăn cản không cho bé cơ hội được bò, trườn ở dưới sàn nhà và không được vịn vào đồ nội thất.

Mẹ cần chắc chắn con luôn được an toàn

Khả năng di chuyển đến các vị trí của bé cũng có thể khiến bé có thể bị va chạm và ngã bất cứ lúc nào. Bạn nên bảo đảm an toàn cho bé bằng cách cất hết những dụng cụ có thể gây nguy hiểm, bịt các ổ cắm điện lại, chuyển hết các dây điện nguy hiểm đi, những loại cây có thể gây hại cho trẻ chuyển đến một vị trí bé không đi đến, lót đệm các góc bàn sắc bén lại …

Ngoài ra, mẹ nên quan tâm đến sự chậm phát triển của con khi con đã phát triển các khả năng ngồi, bò, đi, thông thường con dưới 1 tuổi là có thể bước đầu hoàn thiện việc bò, ngồi vững và tập biết đi. Đối với những bé sinh thiếu tháng, bé sẽ phát triển chậm hơn những bé đủ tháng, nhưng khi lớn lên trưởng thành bé sẽ vẫn đạt được sự phát triển như những bé bằng tuổi. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau, có bé biết đi sớm nhưng lại biết nói chậm hoặc ngược lại. Có những bé lại phát triển những kĩ năng vận động thô sơ trước, nhưng có những bé lại phát triển những kĩ năng vận động tinh tế sớm hơn.

Tuy nhiên, đối với những bé phát triển chậm khi học ngôn ngữ, bạn nên theo dõi thường xuyên bé hơn để tìm ra những vấn đề để cải thiện. Có thể do bé thiếu giao tiếp với người lớn hoặc do các vấn đề khác như thính giác hoặc tự kỉ…

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội