Gợi ý dinh dưỡng nào phù hợp cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa là do chế độ dinh dưỡng không cân đối. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ rối loạn tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị bệnh.

 

 

 

Theo DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng việc ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ là quan trọng để cung cấp đủ năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ.

 

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), các nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao gồm:

<center><em>Cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.</em></center>

Cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.

 

Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mắc rối loạn tiêu hóa

 

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa:

 

Trẻ cần được cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt, khoai tây, bí đỏ và rau củ khác. Các loại thức ăn này giúp trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và không gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.

 

Bổ sung nước:

 

Trẻ cần được cung cấp nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng dịch mất qua phân và nôn. Nước canh, nước cháo, nước trái cây không đường, nước dừa tươi và nước chín là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, nước gạo rang, nước cơm, nước cháo muối và súp cà rốt cũng rất hữu ích để bù nước và chất điện giải cho trẻ khi tiêu chảy. Đối với trẻ buồn nôn, nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm làm dịu cơn buồn nôn như nước dùng trong, nước luộc gà hoặc nước hầm rau củ.

 

Bổ sung probiotic:

 

Vi khuẩn có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa chua hoặc bổ sung probiotic dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có thể là các phương pháp hiệu quả.

 

Ngoài ra, cần lưu ý các biện pháp an toàn trong việc chế biến và cho trẻ ăn, bao gồm việc rửa tay sạch, chế biến thức ăn dễ tiêu hóa, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cắt nhỏ thức ăn và chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày. Khuyến khích trẻ uống đủ nước và theo dõi tình trạng của trẻ sau mỗi bữa ăn.

 

Gợi ý một số món ăn phù hợp cho trẻ mắc rối loạn tiêu hóa

 

Được cô Thanh Nga giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, gợi ý một số thực đơn dinh dưỡng phù hợp:

 

Súp cà rốt:

 

Nguyên liệu: Cà rốt 300gr, đường 30gr, muối vừa đủ.

 

Cách chế biến: Rửa sạch cà rốt, thái nhỏ và nấu chín. Sau đó, xay nhuyễn cà rốt và cho vào nồi. Thêm nước, đường và muối, đun sôi và để nguội trước khi dùng.

 

Cháo thịt nạc cà rốt:

 

Nguyên liệu: Thịt gà hoặc thịt lợn nạc 50gr, gạo tẻ 100gr, cà rốt ½ củ, gia vị vừa đủ.

 

Cách chế biến: Nấu cháo từ gạo và cà rốt cho đến khi chín. Thêm thịt gà hoặc thịt lợn nạc đã ướp gia vị vào nồi cháo đun sôi thêm 5 phút trước khi dùng.

 

Cháo thịt lợn, cà rốt, khoai tây:

 

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100gr, khoai tây 50gr, cà rốt 50gr, thịt lợn nạc 50gr, gia vị vừa đủ.

 

Cách chế biến: Nấu cháo từ gạo, khoai tây và cà rốt. Thêm thịt lợn nạc đã ướp gia vị vào nồi cháo đun sôi thêm 5 phút trước khi dùng.

 

Cháo thịt gà, bí đỏ:

 

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100gr, thịt gà 50gr, bí đỏ 50gr, gia vị vừa đủ.

 

Cách chế biến: Nấu cháo từ gạo và bí đỏ. Thêm thịt gà đã ướp gia vị vào nồi cháo đun sôi thêm 5 phút trước khi dùng.

 

Sữa chua:

 

Sữa chua là thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ dinh dưỡng. Phù hợp đặc biệt cho trẻ mắc rối loạn tiêu hóa và biếng ăn. Đồng thời, sữa chua cũng là nguồn cung cấp protein, canxi và vitamin D quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

 

Cập nhật thông tin hữu ích tại giaoductretho.net về chăm sóc cho bé.


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội