Viêm mũi dị ứng ở phụ nữ có thai và các phương pháp điều trị an toàn
Viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai với tình trạng nghiệm trong thì sử dụng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên cần phải thận trọng trong dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai
Viêm mũi dị ứng trong thai kỳ thường không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu không bệnh của mẹ không được kiểm soát, có thể gián tiếp ảnh hưởng về dinh dưỡng đến bào thai, giấc ngủ bị giảm chất lượng hoặc gây ra căng thẳng.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng như: liên tục hắt hơi, nghẹt/tắt mũi… dẫn đến việc thở bằng miệng vào ban đêm, như vậy trong lúc ngủ làm giảm cung cấp oxy, từ đó lượng oxy cung cấp cho thai nhi cũng bị giảm theo, khiến thai nhi chậm phát triển trong tử cung; sản phụ cũng tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai.
Thai phụ hắt hơi liên tục cũng kích thích đến các cơn gò tử cung, nếu các cơn gò bị kích thích quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sinh non.
Viêm mũi dị ứng – liệu pháp điều trị không dùng thuốc
Trong thời kỳ mang thai thì những biện pháp can thiệp điều trị không dùng thuốc luôn được cân nhắc ưu tiên:
– Vệ sinh mũi: Thường xuyên xịt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng sổ/nghẹt mũi.
– Nâng cao đầu khi ngủ góc 30-40 độ. Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: tư thế nằm ngửa có thể làm tăng sức cản của mũi đối với sự lưu thông không khí. Vì vậy, phụ nữ khi có thai được khuyên nên nâng cao đầu giường để mũi được thông thoáng hơn.
– Luyện tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng gây co mạch sinh lý ở mũi, từ đó làm giảm đi triệu chứng nghẹt mũi của viêm mũi dị ứng.
– Xông hơi: tạo độ ẩm trong phòng bằng máy phun sương giúp giảm khô niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, sản phụ cần thường xuyên thay bộ lọc để tránh lưu lại vi khuẩn/bụi bẩn trong nhà.
Liệu pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai không dùng thuốc được ưu tiên
Liệu pháp điều trị dùng thuốc
– Natri cromolyn (thuốc ổn định tế bào mast) dạng xịt mũi: Đây là thuốc được khuyến cáo đầu tay nhằm giảm tình trạng của viêm mũi dị ứng ở phụ nữ có thai như hắt hơi, ngứa mũi. Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết thông tin thuốc: Thuốc có độ an toàn cao, ít hấp thu vào hệ tuần hoàn và được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại ở mức B (không có bằng chứng về nguy cơ trên phụ nữ mang thai). Dữ liệu về độ an toàn của thuốc trên thai phụ, kể cả giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cũng không phát hiện bất kỳ sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh nào với natri cromolyn dạng hít.
Thuốc được dùng ở dạng xịt với liều 1 nhát/bên mũi, sử dụng nhiều lần trong ngày. Đối với những trường hợp triệu chứng còn kéo dài 2-4 tuần, cân nhắc phối hợp thêm các thuốc khác để nhanh khỏi bệnh, tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và cả thai nhi.
–Glucocorticoid dạng xịt mũi: Có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được ưu tiên sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn.
Một số nhà lâm sàng lựa chọn budesonide khi bắt đầu dùng glucocorticoid đường mũi trong thời kỳ mang thai, vì thuốc này được phân loại mức độ an toàn loại B, trong khi hầu hết các glucocorticoid khác được phân loại C.
–Thuốc kháng histamin H1: Thuốc này có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin, giúp giảm khó chịu các triệu của bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ.
Tuy nhiên, thuốc ít có hiệu quả hơn so với glucocorticoid dạng xịt mũi, đặc biệt trong việc giảm ngạt mũi và chảy nước mũi trong.
Chlorpheniramine là thuốc kháng histamine thế hệ 1 thường được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai do có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích vượt trội nguy cơ.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai
Một số thuốc kháng histamin thế hệ 2 như cetirizine, levocetirizine, loratadine cũng có thể được ưu tiên sử dụng do ít có tác dụng an thần và tác dụng phụ kháng cholinergic cũng thấp hơn so với thế hệ 1.
Cả 3 thuốc này đều được FDA phân loại nhóm B, thường được cho là an toàn với liều khuyến cáo. Tuy vậy, không nên sử dụng liều tối đa và phối hợp kháng histamin trên phụ nữ có thai vì có khả năng làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Thuốc thông mũi:
– Dạng uống (pseudoephedrine, phenylephrine): Nên tránh sử dụng thuốc thông mũi đường uống, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, do cả 2 thuốc đều nằm trong phân nhóm C theo FDA, có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ như hở thành bụng bẩm sinh. Trong khi hiệu quả của thuốc trong điều trị viêm mũi thai kỳ vẫn còn chưa chắc chắn.
– Dạng xịt: Có thể được sử dụng trong thời gian ngắn (ba ngày hoặc ít hơn) để làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi nặng. Tuy nhiên bệnh nhân nên được cảnh báo về tình trạng phụ thuộc thuốc nếu sử dụng kéo dài.
Bài viết chia sẻ mang tính chất tham khảo, không nên tự ý áp dụng đối với việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ trong thời gian mang thai. Để đảm bảo an toàn trong điều trị và đạt được hiệu quả, nên tự vấn thêm tại bác sĩ.
Nguồn giaoductretho tổng hợp và chia sẻ