Thời điểm nào sau sinh thường xảy ra tình trạng tắt tia sữa?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ.

 

 

 

 

<center><em>Thời điểm nào sau sinh thường xảy ra tình trạng tắt tia sữa?</em></center>

Thời điểm nào sau sinh thường xảy ra tình trạng tắt tia sữa?

 

Thời điểm nào sau sinh thường xảy ra tình trạng tắt tia sữa?

 

Vài ngày sau khi sinh, bà mẹ cảm thấy vú bị nóng, cứng và nặng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa, trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ  3 sau khi sinh. Tình trạng tắc tia sữa sau sinh nếu không được can thiệp kịp thời có thể dễ bị nhiễm trùng cho mẹ, sốt hoặc có thể dần đến trầm cảm sau sinh…

 

Triệu chứng của tắc tia sữa biểu hiện như thế nào?

 

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hiện tượng tắc tia sữa dấu hiệu nhận biết đầu tiên là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng trên bầu vú. Ngực bị căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng dần, cảm giác đau nhức.

 

Lượng sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Một vài trường hợp tắc tia sữa mẹ sẽ bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã bị ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông các ống dẫn sữa sớm sẽ làm giảm tình trạng của bệnh và hạn chế được hậu quả do tắc tia sữa kéo dài.

 

<center><em>Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt sữa để thông tia (Ảnh minh họa)</em></center>

Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt sữa để thông tia (Ảnh minh họa)

 

Cách điều trị tắc tia sữa như thế nào?

 

Với tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt sữa để thông tia (mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy để hút sữa), khi tia sữa được thông tắc tia sẽ hết sốt, tránh được tình trạng viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng đến kháng sinh.

 

Bác sĩ , giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM cho biết: với trường hợp mẹ bị tắc tia sữa lâu và đã tuyến vú đã bị viêm nhiễm nặng hoặc thành áp-xe thì cần dùng kháng sinh toàn thân (dạng tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp với trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh.

 

Trong trường hợp các mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn về tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vây, trong thời gian mẹ điều trị tắc tia sữa có bị sốt cao thì không nên cho bé bú mà cần hút bỏ đến khi khỏi hẳn mới cho bú lại. Phòng viêm nhiễm và áp-xe vú là không để bị tắc tia sữa. Khi đầu vú có bị tình trạng nứt hoặc xây xát, cần thực hiện điều trị tích cực.

 

Trong trường hợp mẹ bị tắc tia sữa có tình trạng có cục co cứng, vùng ngực không thoải mái, bạn nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt lượng sữa ra, hoặc sử dùng tay nắn nhẹ để vắt sữa ra, kết hợp với thực hiện chườm ấm lên bầu vú giúp thông tắc tia sữa, massage nhẹ nhàng trên bầu vú trong lúc cho trẻ đang bú hoặc đang dùng máy để hút sữa. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích các mẹ sau sinh nên nghỉ ngơi thật nhiều, uống nhiều nước để sữa tiết ra được đều đặn hơn.

<center><em>Massage nhẹ nhàng trên bầu vú giúp thông tắc tia sữa</em></center>

Massage nhẹ nhàng trên bầu vú giúp thông tắc tia sữa

 

Nếu sau vài ngày tắc tia sữa tình trạng có cục co cứng vẫn còn, các mẹ nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng cả 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day để làm tan các vị trí sữa đã bị đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần lên khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, thực hiện nhiều lần. Mặt khác vừa day bầu vú, vừa chườm ấm, có thể thực hiện kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.

 

Trường hợp đã thử những biện pháp trên mà tình hình tắc tia sửa vẫn không được cải thiện, các mẹ nên đến bệnh viện để dược thăm khám bệnh và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng diễn ra lâu gây biến chứng áp-xe tuyến vú rất nguy hiểm.

 

Nguồn giaoductretho tổng hợp và chia sẻ


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội