Các giai đoạn sản dịch sau sinh và cách xử lý tránh viêm nhiễm

Sau sinh sản dịch kéo dài trung bình khoảng 20 ngày, một số ít trường hợp ghi nhận có sản dịch kéo dài đến gần 45 ngày. Phụ nữ sinh thường hay mổ đều phải đối mặt với sản dịch.

 

 

 

<center><em>Các giai đoạn sản dịch sau sinh</em></center>

Các giai đoạn sản dịch sau sinh

Các giai đoạn sản dịch sau sinh các mẹ cần nắm

 

Bác sĩ, giảng viên Y Dược HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sản dịch bình thường xuất hiện vào khoảng 2 – 3 ngày sau sinh. Sản dịch kéo dài trong thời gian trung bình khoảng 20 ngày, một số ít trường hợp ghi nhận có sản dịch kéo dài đến gần 45 ngày. Phụ nữ sinh thường hay mổ đều phải đối mặt với sản dịch.

 

Sản dịch bình thường sẽ không có mùi hôi khó chịu và theo từng giao đoạn có sự thay đổi về khác nhau về trạng thái và ít dần theo thời gian:

 

Giai đoạn đầu ( sau sinh khoảng 4 ngày): sản dịch có màu đỏ do giai đoạn này niêm mạc tử cung hoại tử và loại bỏ đi dần.

 

Giai đoạn tiếp theo ( sau sinh khoảng ngày thứ 9): sản dịch chuyển màu hồng và sệt. giai đoạn này sản dịch bao gồm có máu và chất nhầy nhưng lượng máu rất ít. Dịch nhầy này là chất thải của màng tử cung được loại bỏ ra ngoài.

 

Giai đoạn sau sinh từ sau ngày thứ 10: sản dịch chuyển màu nâu, trong gian đoạn này người mẹ sẽ thấy xuất hiện của cục máu đông, nhưng không nên quá lo lắng, do đây là dấu hiệu cho sự phục hồi của tử cung khá tốt.

 

Sau các giai đoạn thời gian trên, sản dịch ra sẽ ít lại, có màu trắng, các mẹ có thể an tâm hơn vì không lâu nữa sẽ hết sạch sản dịch. Sản dịch có màu trắng vì thời gian này chứa tế bào biểu bì, bạch cầu và những tế bào hoại tử khác. Tuy theo sự thay đổi cơ địa và dịch màu trắng này, một số thai phụ có thể có dịch màu trắng đục, một số khác lại có màu trắng ngả vàng.

 

<center><em>Hết sức chú ý đến các các dấu hiệu bất thường sản dịch</em></center>

Hết sức chú ý đến các các dấu hiệu bất thường sản dịch

Các dấu hiệu sức khỏe sản dịch sau sinh của bạn đang bị bất thường

 

Trong giai đoạn sản dịch sau các mẹ cần phát hết sức chú ý đến các biểu hiện trong giai đoạn này một số các dấu hiệu bất thường cho thấy rằng cơ thể đang gặp nguy hiểm sức khỏe:

 

Sau sinh nếu sản dịch có mùi hôi, sản phụ cần phải đi khám ngay, nếu lượng dịch ra nhiều. Sản dịch có tình trạng vón cục trong âm đạo, có bọt hay có lẫn máu, bác sĩ sẽ có các chỉ định can thiệp phù hợp để tránh xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tăng lên.

 

Máu ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh trong vòng 1 giờ đồng hồ. Cảm thấy cơ thể có tình trạng hoa mắt, chóng mặt như sắp ngất. Tim đập nhanh và mạch đập không bình thường.

 

Sau sinh thời gian khoảng 4 ngày nhưng sản dịch ra vẫn có màu đỏ tươi với lượng nhiều và có sốt trên 38 độ C. Bụng dưới tình trạng căng tức, đau tràn thì nhiều khả năng người mẹ đã bị bế sản dịch.

 

Nguyên nhân gây ra các dấu không bất thường, nguy hiểm này có thể là do co tử cung sau sinh không được, sót nhau thai, âm đạo bị rách, ít vận động vận động, và có thể do vùng kín không được vệ sinh sau sinh đúng cách. Do đó, người mẹ khi nhận thất các dấu hiện này tuyệt đối không được chủ quan khi mà phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.

 

<center><em>Xử lý sản dịch đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm</em></center>

Xử lý sản dịch đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm

Cách xử lý sản dịch để phòng tránh viêm nhiễm

 

Khoảng thời gian này diễn ra khá dài yêu cầu người mẹ phải biết cách chăm sóc vùng kín một cách hợp lý để giữ vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ và phòng tránh khỏi các hiện tượng viêm nấm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

 

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Hộ sinh công tác Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong những sau sinh đầu tiền các mẹ nên thay băng vệ sinh từ 1 – 2 giờ/lần. Khi máu ra ít và loãng dần thì thể thay băng vệ sinh lên 3 – 4 giờ/lần. Lưu ý là không nên để kéo dài thời gian thay băng quá 4 tgiờ đồng hồ vì sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Thường xuyên thay băng vệ sinh là một trong những cách tốt nhất để giúp cho vùng kín luôn sạch sẽ và không có mùi.

 

Với các mẹ sinh thường, cần lưu ý thêm về vết khâu ở tầng sinh môn, điều này sẽ giúp tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn cũng như nhiễm trùng. Ngay sau khi sinh các mẹ nên thường xuyên tắm rửa mà không phải cần kiêng cữ (ít nhất là 1 lần/ngày).

 

Thường xuyên đi tiểu trong giai đoạn này sẽ giúp làm rỗng bàng quang, giảm cản trở đối với sự co hồi của tử cung và nhớ hãy luôn rửa tay vào trước và sau khi thay băng vệ sinh hay đi vệ sinh.

giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội