Vì sao bố mẹ cần cảnh giác trước việc nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ đơn thuần là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý đường hô hấp và dạ dày nguy hiểm.

Vì sao bố mẹ cần cảnh giác trước việc nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Vì sao bố mẹ cần cảnh giác trước việc nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Vậy để hiểu biết thêm về hiện tượng này, chúng ta hãy cùng trò chuyện với cô Nguyễn Thị Thảo – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng nhau tìm hiểu một vài thông tin cũng như cách phòng tránh cho trẻ hỏi bị nôn trớ.

Hiện tượng nôn, trớ ở trẻ là gì?

Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng. Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường do dạ dày trẻ còn nhỏ và nằm ngang nên trẻ rất dễ nôn trớ. Sau 7 đến 8 tháng tuổi hầu như sẽ không còn nữa. Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống.

Trẻ thường bị nôn trớ sinh lý trong trường hợp nào?

Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ hoặc không dung nạp thức ăn  hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn.
Khi trẻ nôn trớ các bà mẹ nên xem có biểu hiện nào kèm theo không. Nôn trớ chỉ được coi là nguy hiểm khi trẻ nôn ra mọi thứ, nhiều lần, dữ dội, kèm theo dịch vàng hoặc có máu, trướng bụng, co giật. Trong trường hợp đó các bà mẹ cần lập tức trẻ đi gặp bác sĩ nếu nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sự bất thường.

Trẻ thường bị nôn trớ sinh lý trong trường hợp nào?

Trẻ thường bị nôn trớ sinh lý trong trường hợp nào?

Các biện pháp nào để xử trí và hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lí ở trẻ?

 1, Đối với trẻ bú mẹ:  Không nên cho trẻ bú quá lâu. Mẹ cho trẻ bú bầu vú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải (lúc này dạ dày trẻ đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày.

  1. Đối với trẻ bú bình: luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng trẻ bú hơi trong bình sữa.
  2. Khi cho bú, không nên để trẻ quấy khóc vì như vậy, trẻ có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.

Khi trẻ đang nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản gây sặc rất nguy hiểm. Lấy khăn lau nhẹ miệng trẻ, không nên thấy cặn sữa trong miệng trẻ mà dùng ngón tay đưa vào lau, làm thế trẻ càng bị kích thích nôn trớ sữa nhiều hơn. Để nuôi con khỏe các bà mẹ cần chú ý đến biểu hiện nôn trớ của trẻ hằng ngày.

  1. Nếu trẻ tiếp tục nôn nhiều, nên đưa bé đi khám. Đặc biệt là khi thấy trẻ nôn ói liên tục, lơ mơ, co giật, sốt, đau bụng, có dấu hiệu mất nước. Nếu trẻ bớt nôn trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml dung dịch Oresol và 50ml nước chín sau mỗi nửa giờ. Sau khi cho trẻ uống loại nước này mà trẻ không nôn trớ nữa thì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho trẻ ăn uống bình thường, nhưng vẫn cho trẻ uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua.
    Các biện pháp nào để xử trí và hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lí ở trẻ?

    Các biện pháp nào để xử trí và hạn chế tình trạng nôn trớ sinh lí ở trẻ?

Nên nhớ khi trẻ nôn nhiều tức là bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề cần nên nghỉ ngơi cho nên phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống nước để không bị mất nước, đừng nên cố gắng ép ăn, không giúp được trẻ mà còn làm tăng triệu chứng và trẻ càng quấy khóc nhiều hơn.Giúp trẻ ngủ sẽ làm cho trẻ nhanh hồi phục hơn, vì dạ dày trống trong suốt thời gian này sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Không cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

  1. Trường hợp trẻ bị sặc, đừng cố lấy tay móc thức ăn hay chất nôn ra, nên đứng sau lưng trẻ, quàng 2 tay ra ôm lấy bụng trẻ và ấn mạnh vào, áp lực mạnh sẽ làm trẻ nôn ói ra dị vật đường thở. Ở trẻ nhỏ để tống dị vật, chất nôn ra thì nên để nằm sấp trên đùi chúng ta và vỗ mạnh vào lưng trẻ.

Khi học môn chăm sóc sức khỏe trẻ em của ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ và xử trí các tình huống, bệnh lý ở trẻ.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội