Tìm hiểu về tứ chứng Fallot ở trẻ em

Tứ chứng Fallot là bệnh hiếm gặp gây ra bởi sự kết hợp của bốn khuyết tật tim lúc mới sinh. Những khiếm khuyết bẩm sinh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, làm cho tim không thể đủ oxy nuôi cơ thể.

Tìm hiểu về tứ chứng Fallot ở trẻ em

Tìm hiểu về tứ chứng Fallot ở trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ em với tứ chứng Fallot thường có da màu xanh tím vì không mang đủ oxy. Dưới đây là các thông tin liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tứ chứng Fallot, hy vọng mọi người sẽ có thêm có thêm những kiến thức hữu ích.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến nhất là môi, móng tay, móng chân, tai và má chuyển sang màu xanh tím. Những triệu chứng khác bao gồm khó thở khi gắng sức, yếu mệt và ngất xỉu. Ngoài ra, cũng có trường hợp bị sút cân hoặc có ngón tay dùi trống. Nếu có các dấu hiệu xanh tím, khó thở, ngất hoặc co giật, yếu cơ, dễ kích động bất thường cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân và nguy cơ mắc tứ chứng Fallot

– Nguyên nhân: Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển bào thai, khi tim của em bé đang phát triển. Trong khi các yếu tố như dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn, bệnh virus hoặc rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ của tình trạng này, trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân của tứ chứng Fallot là chưa biết.

– Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc tứ chứng Fallot:

+ Bệnh do virus ở người mẹ, chẳng hạn như Rubella (sởi Đức), trong khi mang thai.

+ Bà mẹ nghiện rượu.

+ Dinh dưỡng kém.

+ Mẹ lớn tuổi trên 40.

+ Phụ huynh với tứ chứng Fallot.

+ Em bé được sinh ra với hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeoge.

Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot

– Đối với trẻ em, phương pháp điều trị tối ưu nhất là phẫu thuật tim. Có hai loại phẫu thuật có thể được thực hiện, bao gồm sửa chữa trong tim hoặc thủ tục tạm thời sử dụng Shunt. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ phải sửa chữa trong tim. Sửa chữa trong tim được thực hiện trong năm đầu tiên của trẻ. Bác sĩ phẫu thuật đặt một bản vá trên vách liên thất để đóng lỗ giữa hai tâm thất; sửa chữa hẹp van động mạch phổi và mở rộng động mạch phổi để tăng lưu lượng máu đến phổi. Sau khi sửa chữa trong tim, mức oxy trong máu tăng lên và bé sẽ giảm triệu chứng. Đôi khi trẻ sơ sinh cần phải trải qua phẫu thuật tạm thời trước khi sửa chữa trong tim. Nếu bé sinh non hoặc có động mạch phổi kém phát triển, các bác sĩ sẽ tạo ra một shunt giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến phổi. Khi bé đã sẵn sàng để sửa chữa trong tim, shunt được loại bỏ.

Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot

Phương pháp điều trị tứ chứng Fallot

– Sau khi phẫu thuật: Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh phục hồi tốt sau khi sửa chữa trong tim, biến chứng có thể xảy ra như phù phổi mãn tính, hở van động mạch phổi, và nhịp tim bất thường. Đôi khi dòng máu đến phổi vẫn còn bị hạn chế sau khi sửa chữa trong tim. Trẻ sơ sinh và trẻ em với những biến chứng có thể yêu cầu phẫu thuật khác và trong một số trường hợp, van động mạch phổi có thể được thay thế bằng van nhân tạo. Thay thế van động mạch phổi đôi khi không cần thiết cho đến thập kỷ sau khi phẫu thuật ban đầu. Ngoài ra, với phẫu thuật có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu bất thường hoặc cục máu đông. Loạn nhịp tim thường được điều trị bằng thuốc, nhưng một số người có thể cần máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy dưới da sau này. Các biến chứng có thể tiếp tục trong suốt thời thơ ấu, tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành. Cần cả đời theo dõi và điều trị cho bất kỳ biến chứng. Đây cũng là điều mà các mẹ nên biết để nuôi con khỏe.

– Chăm sóc sau phẫu thuật: Bác sỹ có thể yêu cầu hạn chế vận động tùy mức độ, nếu cần. tuy nhiên, nếu phẫu thuật thành công hoàn toàn và không có hở van hoặc tắc nghẽn động mạch phổi, có thể không có bất kỳ giới hạn vận động nào. Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh để phòng nhiễm trùng sau mổ như viêm nội tâm mạc, viêm màng tim.

– Để hạn chế tối đa diễn biến của tứ chứng Fallot cần lưu ý một vài điều trong lối sống như sau:

+ Ngăn ngừa nhiễm trùng: Một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật. Bác sĩ có thể giúp quyết định xem khi nào cần thiết.

+ Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: Khám nha khoa định kỳ là cách tuyệt vời để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

+ Tập thể dục: Quyết định về việc tập thể dục cần phải được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể và hỏi bác sĩ về hoạt động an toàn cho trẻ.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội