Mách nhỏ các bà mẹ các nhận biết và phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là bệnh thường gặp khiến bé phát triển chậm hơn các bạn cùng tuổi. Vậy nguyên nhâm dấu hiệu và cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ ra sao?        

Mách nhỏ các bà mẹ các nhận biết và phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ

Mách nhỏ các bà mẹ các nhận biết và phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ

Vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách khắc phục bệnh suy dinh dưỡng với các chuyên gia hàng đầu đang công tác tại trường cao đẳng Y dược Pasteur

Khái niệm bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?

Trang nuôi con khỏe đưa tin: Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt các chất sinh dưỡng thiết yếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, tăng trưởng của trẻ. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra ở trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ và cả những người trưởng thành.

Những nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hỉnh như sau:

  • Trẻ sinh non, thiếu nguồn sữa mẹ: Trẻ sinh non cơ thể thường yếu, hoạt động của hệ tiêu hóa còn kém dẫn đến bị suy dinh dưỡng nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Trẻ không được bú mẹ đầy đủ nguy cơ suy dinh dưỡng sẽ tăng cao.
  • Chế độ dinh dưỡng đảm bảo, thiếu hụt các chất: Cụ thể như:

+ Cai sữa sớm cho con, cho trẻ bú ngoài thay cho bú mẹ.

+Cho bé ăn dặm không đúng cách gây nên thiếu chất dinh dưỡng.

+Cha mẹ cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Chế độ ăn nghèo nàn không đủ các chất dinh dưỡng cho bé hoạt động cả một ngày

  • Trẻ đang mắc một số bệnh nhiễm trùng: Nếu bé nhà bạn thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng, là do bé bị yếu, hay sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây tiêu hóa kém, không hấp thụ được dưỡng chất, làm bé bị suy dinh dưỡng, tình trạng lười ăn càng ngày càng kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nặng.

Những nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng nếu không phát hiện và xử lý sẽ để lại rất nhiều nguy cơ.

  • Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
  • Tăng các nguy cơ bệnh lý: Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy…
  • Thể chất bị chậm phát triển: Khi bị thiếu dinh dưỡng khiến cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương. Hậu quả làm cho tầm vóc nhỏ bé, chậm phát triển
  • Chậm phát triển tâm thần:Trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu thiếu một số chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Hậu quả trẻ bị suy dinh dưỡng thường chậm chạp lờ đờ, giao tiếp xã hội kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
  • Nguy cơ về mặt xã hội:

Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ.Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Hỏi: Vậy thưa chuyên gia với nhiều kinh nghiệm chuyên môn khi giảng dạy tại trường cao đẳng y dược pasteur, chuyên gia có thể cho biết làm cách nào có thể nhận biết được trẻ bị suy dinh dưỡng?

Những biểu hiện bị suy dinh dưỡng các bậc cha mẹ cần chú ý

Biếng ăn hoặc ăn ít.

  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong hai đến ba tháng.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong hai đến ba tháng.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.
  • Cơ nhão, không săn chắc.
  • Chậm biết đi.
  • Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Tóc thưa, dễ rụng.

Những biểu hiện bị suy dinh dưỡng các bậc cha mẹ cần chú ý

Những biểu hiện bị suy dinh dưỡng các bậc cha mẹ cần chú ý

Các biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ, giúp hệ tiêu hóa của bé phát triển toàn diện nhất sau khi sinh, chống lại một số bệnh nhiễm trùng khác.

– Có một chế độ ăn dặm hợp lý: Không nên cho bé ăn dặm quá sớm, ít nhất từ 4-6 tháng cần cân đối giữa các nhóm thực phẩm chính: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin khoáng chất.

– Cần lưu ý đặc biệt các bậc cha mẹ cần hạn chế cho bé uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội