Hé lộ phương pháp điều trị về chứng sợ máu

Chứng sợ máu có tên khoa học là Homophobia Sysptom, là một chứng sợ rất phổ biến ở nhiều người. Một số người sợ máu tới mức độ ngất xỉu hay trở nên quá kích động khi thấy máu.

Hé lộ phương pháp điều trị về chứng sợ máu

Hé lộ phương pháp điều trị về chứng sợ máu

Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị và những điều thú vị khác về bệnh này với sự chia sẻ của Bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân của chứng sợ máu

Trên trang bí quyết nuôi con đang lớn chia sẻ thông tin: Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sợ máu là trực tiếp bị chảy máu hay chứng kiến người khác bị chảy máu. Nếu chính bạn từng bị thương nghiêm trọng khi còn bé thì kỷ niệm đó sẽ ám ảnh bạn mãi trong cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sợ máu đều do những trải nghiệm như trên và cũng có nhiều người bị chứng này nói rằng họ không nhớ mình có những trải nghiệm đó. Các nhà tâm lý trị liệu cho rằng có thể các bệnh nhân này bị ức chế thần kinh hoặc họ thường xuyên bị nhồi nhét ý nghĩa sợ máu từ nhỏ. Một lý do khác là do bệnh nhân có những suy nghĩ sai về máu như “máu chứa đầy vi khuẩn” hay “nếu mình mất một giọt máu thì mình sẽ chết”. Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến chứng sợ máu.

Điều trị chứng sợ máu cũng tương tự như chữa các nỗi sợ khác. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thay vì dựa vào các loại thuốc chống trầm cảm hay thuốc an thần vì các thuốc này có thể gây nghiện, khá đắt tiền và có các tác dụng phụ.

Các phương pháp trị liệu

  • Giảm độ nhạy cảm của bản thân

Phương pháp này dựa trên các thuyết tâm lý học hành vi. Nó sẽ giúp bạn xóa bỏ các kí ức và suy nghĩ tiêu cực về việc sợ máu. Khi nhìn thấy máu, bạn nên liên tưởng đến sự đau đớn về vật lý thay vì tỏ ra ghê tởm hay né tránh. Phương pháp giảm độ nhạy cảm sẽ dần dần xóa bỏ nỗi sợ này trong bạn nếu bạn tiếp xúc với máu nhiều và tập thói quen như trên.

Khi bắt đầu trị liệu, bạn sẽ được nhìn vài giọt máu từ xa. Dần dần, bạn đã quen với cảm giác nhìn thấy máu, bạn có thể tiến lại gần hơn và thử với lượng máu nhiều hơn.

Nguyên nhân của chứng sợ máu

Nguyên nhân của chứng sợ máu

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi

Đây là phương pháp rất được ưa chuộng gần đây. Phương pháp này nghiên cứu cách suy nghĩ của bạn và nguyên nhân gây ra sự sợ hãi. Bạn là người làm chủ suy nghĩ và có thể thay đổi những ý nghĩ tiêu cực như “máu có thể chứa AIDS” hay “máu sẽ dính lên người mình” bằng những suy nghĩ tích cực như “mất vài giọt máu cũng không làm mình ngất xỉu được” hay “sợ hãi cũng chẳng có ích lợi gì”.

Bạn phải dùng sự kiên định và lý trí của mình để vượt qua các suy nghĩ tiêu cực và thay chúng bằng các suy nghĩ tích cực hơn.

  • Trị liệu tâm lý

Đây là cách chữa trị dựa vào tâm lý. Cách này tìm hiểu bản ngã, cái tôi, các mong muốn, động lực và các sự kiện bạn trải qua trong quá trình phát triển. Bạn sẽ có những buổi nói chuyện thật lâu để tâm sự về các mong muốn bạn không dám nói ra, các kí ức đã gây ra chứng sợ hãi của bạn cũng như để tìm hiểu các tâm lý khác của bạn. Một số người thấy cách này rất hiệu quả và đã áp dụng thành công.

  • Áp dụng sức ép

Đôi khi chứng sợ máu có thể khiến bạn ngất, hay hạ huyết áp. Các hình thức trị liệu trên có thể xóa bỏ nỗi sợ của bạn và xử lý nguyên nhân gây bệnh, nhưng phương pháp này sẽ giải quyết được các dấu hiệu như ngất hay hạ huyết áp.

Áp dụng sức ép là phương pháp làm các cơ căng lên để tăng huyết áp và tránh tình trạng ngất xỉu khi thấy máu. Khi bạn cảm thấy muốn ngất, hãy gồng các cơ tay, chân và toàn thân từ 10–15 giây để tăng huyết áp và chống ngất xỉu. Khi bạn đã thành thạo phương pháp này thì các nhà trị liệu sẽ cho bạn tiếp xúc với các tình huống có thể làm chứng sợ máu tái phát.

Chứng sợ máu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi bạn hay người khác gặp tai nạn. Bạn cũng nên tránh các phản ứng vật lý quá kích động và tránh để bị ngất trong các hoàn cảnh như: đang lái xe, đang leo cầu thang vì điều này rất nguy hiểm.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội