Là cha mẹ… hãy cố gắng hiểu lòng con cái

Bố mẹ nào cũng nghĩ mình hiểu con nhưng đến một lúc nào đó mới ngộ ra rằng, giá như mình hiểu được con thì bây giờ đâu phải rơi vào những tình cảnh đau lòng.

Cha mẹ nuôi con càn cả quá trình

Cha mẹ nuôi con cần cả quá trình

Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ nhỏ thì không hiểu gì, chúng vô lo vô nghĩ nhưng thực chất lối suy nghĩ ấy hoàn toàn sai lầm khi trẻ con ngày nay chúng hiểu biết và phát triển tâm lý rất tốt. Và để nói hiểu được con là phải hiểu được những diễn biến tâm lý bên trong, hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn… những gì con nói ra và cả những điều chúng không nói trong suốt quãng thời gian con trẻ đang lớn.

Mục đích nuôi con của cha mẹ là gì?

Chuyện “trồng người” chưa bao giờ là đơn giản, để cái cây phát triển khẳng khiu, khỏe mạnh, hoa thơm trái ngọt thì đâu chỉ có cho nó ăn, nuôi nó lớn là đủ. Cái sự nghiệp ấy còn vất vả và gian nan hơn rất nhiều, đòi hỏi cha mẹ cần có một cái nhìn trọn vẹn và tầm nhìn xa. Mục đích cuối cùng của việc dạy dỗ và giáo dục con cái là giúp chúng đứng vững trong cuộc sống, đương đầu với khó khăn, thích nghi tốt trong mọi hoàn cảnh, giúp con phát triển đúng với con người về năng khiếu, tiềm năng, sở trường…

Không cha mẹ nào có thể sống giúp, sống thay cho con mình được. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc vào người lớn. Nhiều cha mẹ luôn muốn con mình đạt được những mục đích mà bản thân người làm cha làm mẹ đặt ra thay vì quan tâm đến suy nghĩ của con. Vì danh dự của mình mà họ chỉ nhìn thấy những mục đích trước mắt, mục đích ngắn hạn, để rồi nhồi nhét cho con những thứ không cần thiết, chẳng cần biết con có thích hay không, đúng hay sai thời điểm, hay có thật sự cần thiết cho nhân cách, cuộc đời của trẻ. Để rồi đứa trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng, sợ hãi, khóc lóc thật đáng thương. Trong khi cái cần thiết và quan trọng nhất là giáo dục trẻ thơ về nhân cách về đạo đức thì đang dần bị lãng quên. Một đứa trẻ hạnh phúc là chúng được sống khi là chính mình, được quan tâm đến suy nghĩ, thấu hiểu những cảm xúc cá nhân thay vì cho con vào khuôn khổ vốn được dập khuôn sẵn.

Hãy lắng nghe suy nghĩ của con trẻ

Hãy lắng nghe suy nghĩ của con trẻ

Nuôi con lên người là cả quá trình

Giáo dục con cái là một vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ lại ít khi tìm hiểu mà chỉ lượm lặt những kinh nghiệm chăm con nhỏ của người đi trước. Có được kinh nghiệm thì tốt, nhưng đôi khi kinh nghiệm của người đi trước không thể áp dụng được ở những con người, thời điểm và hoàn cảnh khác nhau. Dễ thấy trong nhiều gia đình việc giáo dục con cái luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các thế hệ, dẫn đến việc người lớn để cảm xúc chí phối, không đủ sáng suốt, không đủ bình tĩnh để xử lý, giải quyết vấn đề, rồi người cuối cùng chính là con cái phải gánh chịu những lời la mắng, đòn roi, hình phạt với bao sự ấm ức, thất vọng vì cha mẹ không chịu hiểu con.

Với cuộc sống bộn bề như hiện nay nhiều cha mẹ chỉ lo đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất cho con mà ít khi quan tâm tới suy nghĩ, đời sống tình cảm của con mình. Cha mẹ thường hay đánh giá quy chụp con theo những gì mình hiểu và nhìn chứ thực tế không mấy người tìm hiểu xem vì sao con lại như thế. Thay vì luôn giáo huấn và chỉ trích con, cha mẹ, người thân cần học cách làm bạn với con mình tạo điều kiện gần gũi lắng nghe con tâm sự để thấu hiểu con. Cuộc sống ngày nay có quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều điều tiêu cực nếu không thực sự hiểu con và có cách nuôi dạy con khôn ngoan thì trẻ sẽ rất dễ đi lệch với quỹ đạo.

Vì vậy, rất cần ở cha mẹ một tình thương bao la, vô bờ bến để mãi kiên trì bên con, uốn nắn và hướng dẫn từng bước đi. Phải có niềm tin vào một tương lai tốt đẹp của đứa con yêu của mình, để trên chặng đường cùng con bước đi, những lúc khó khăn cha mẹ không nản chí, buông xuôi. Đừng để quan niệm “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” làm nhụt chí khi đối diện với những thách thức trong nuôi dạy con.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội