Hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chuẩn nhất hiện nay  

Vệ sinh và chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh rất quan trọng và có thể giúp trẻ tránh được một số bệnh. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chuẩn nhất chưa?

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chuẩn nhất hiện nay  

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh chuẩn nhất hiện nay  

Qua những chia sẻ với bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về cách chăm sóc và làm sạch rốn, cuống rốn của bé, làm sao để cuống rốn lành lại, khô và rụng một cách an toàn.

Hướng dẫn cách bảo vệ cuống rốn của bé

  • Khi thay tã (bỉm) cho bé, nên đặc biệt lưu ý vùng da xung quanh cuống rốn, chỗ gần rốn nhất. Nhẹ nhàng lau vùng da đó một cách kỹ lưỡng để lấy đi những cặn bám ẩm ướt. Bạn cũng có thể dùng một cái tăm bông. Đừng lo lắng về việc làm bé đau bởi vùng cuống rốn không có đầu dây thần kinh.
  • Cố gắng vệ sinh rốn trẻ sơ sinh để cuống rốn được thoáng khí. Điều này sẽ giúp cuống rốn mau lành và mau khô hơn.
  • Cố gắng tránh để tã (bỉm) cọ xát với cuống rốn. Bạn có thể mặc tã (bỉm) cho bé dưới uống rốn, hoặc bạn có thể dùng tã xài một lần và cắt bỏ vị trí gần cuống rốn.
  • Các mẹ nên để cuống rốn rụng đi một cách tự nhiên. Trước đây, người ta thường khuyến cáo, nên lau chùi cuống rốn bằng cồn. Các nghiên cứu mới lại khuyên nên để cuống rốn khô đi một cách tự nhiên thì sẽ mau rụng hơn.
  • Các em bé được sinh ra với rốn lõm hoặc lồi. Một số cha mẹ lại cố gắng đậy vùng rốn lại bằng đồng xu, băng gạc hoặc miếng dán để thay đổi hiện trạng, nhưng đều không có kết quả và có thể gây kích ứng vùng da của bé hơn nữa.
  • Trong khi em bé của bạn vẫn còn cuống rốn, tốt nhất nên tắm nhanh cho bé bằng miếng bọt biển, thay vì nhấn cuống rốn xuống nước. Một khi cuống rốn đã rụng, nên thoải mái tắm bé trong bồn hoặc thau tắm.
  • Các hướng dẫn hữu ích dưới đây để bảo vệ cuống rốn của bé

Các hướng dẫn hữu ích dưới đây để bảo vệ cuống rốn của bé

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cuống rốn bệnh lý

Nếu cuống rốn bé bị rỉ mủ màu vàng, ngày càng có mùi hôi, hoặc vùng xung quanh bị đỏ và sưng tấy, có thể bé đã bị viêm nhiễm. Các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Vùng da màu đỏ cũng có thể bị gây ra bởi cuống rốn khô gây kích ứng vùng da xung quanh. Để xác định nguyên nhân gây kích ứng, nên nhẹ nhàng ấn cuống rốn ra khỏi vùng bị đỏ và dùng viết đánh dấu biên giới của khu vực đó. Chờ từ 30 tới 60 phút, sau đó kiểm tra lại. Nếu vùng màu đỏ vẫn giữ nguyên, hoặc tệ hơn mở rộng ra khỏi vạch đánh dấu, bạn nên kịp thời báo cho y bác sĩ. Nếu vùng màu đỏ chỉ là kích ứng từ cuống rốn, nó sẽ mau chóng tự hết.

Thỉnh thoảng, bạn có thể thấy lỗ rốn chảy máu một chút. Điều này là bình thường khi các mạch máu tách rời. Nếu bạn vệ sinh rốn để ý thấy có chảy máu, nên thử ấn nhẹ. Nếu không ngưng chảy máu sau năm tới bảy phút liên tục ấn, nên gọi cho y bác sĩ.

Vì thế, để nuôi con khỏe, các bậc phụ huynh cần nhớ sau khi cuống rốn đã rụng đi, lỗ rốn của em bé có thể sưng lên một chút và tiếp tục hơi rỉ nước dẫn đến u hạt rốn. Bác sĩ có thể điều trị nó bằng một loại thuốc làm khô gọi là bạc nitrat.

Các mẹ cần làm theo các chỉ dẫn trên một cách kỹ càng thì cuống rốn của bé sẽ khô và rụng đi trong vòng vài tuần.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội