Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm của phụ nữ sau sinh?
Tỉ lệ phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm đang gia tăng một cách “chóng mặt” nhưng nguyên nhân gây ra bệnh lại xuất phát từ chính thói quen hàng ngày.
- Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình
- Tâm sự rớt nước mắt của người phụ nữ lần đầu làm mẹ
- Tâm sự “xé lòng” của mẹ trẻ nuôi con “sai cách”
Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm của phụ nữ sau sinh?
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh?
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, những căn bệnh mẹ thường mắc phải sau khi sinh phải kể đến bệnh trầm cảm vì sau khi sinh sản phụ thường có những thay đổi về mặt tâm sinh lý dễ dẫn đến bệnh trầm cảm do lượng hormon trong máu thay đổi. Lúc này nồng độ estrogen, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid giảm nên rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, những thay đổi về huyết áp cùng sự suy giảm miễn dịch và những biến đổi trong chuyển hóa cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm sau sinh. Đồng thời, sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý, những cơn đau trong quá trình sinh nở cũng những tâm lý về việc chăm sóc con cũng tạo nên những thay đổi trong cuộc sống thường ngày. Theo thống kê những người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh bệnh rất dễ tái phát và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, khó kiểm soát được hành động của mình, những phụ nữ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội thì nguy cơ trầm cảm là rất lớn.
Chính vì vậy, đời sống tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ sau khi sinh, do đó chị em phụ nữ nếu thấy mình có những dấu hiệu không bình thường ở một lúc nào đó cũng cần báo với người thân trước khi xảy ra những việc lam không đáng có.
Cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có thể không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người mắc bệnh, vì vậy gia đình và người thân cần sớm có biện pháp can thiệp, chữa trị cho phụ nữ mắc phải căn bệnh này. Theo chuyên gia tâm lý và các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị căn bệnh này thì cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon và các loại thuốc phòng ngừa bệnh trầm cảm. Tùy từng mức độ của căn bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Với liệu pháp tâm lý, các gia đình có thể điều trị tại nhà bằng cách giảm tải các áp lực với người phụ nữ, đồng thời thường xuyên chia sẻ và hỏi han để bệnh nhân thấy có sự đồng cảm, sự sẻ chia và không cảm thấy cô đơn. Trong trường hợp chị em phụ nữ mắc bệnh nặng thì có thể dùng liệu pháp hormon kết hợp với các loại thuốc chống bệnh trầm cảm để giúp chị em phụ nữ không còn căng thẳng và mệt mỏi trong quá trình sinh con và nuôi con. Theo các chuyên gia chương trình sức khỏe gia đình, nếu những bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm không thể tự kiểm soát được hành vi thì gia đình và người thân cần đưa đến các trung tâm y tế để sớm có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa cùng bác sĩ tâm lý để sớm có phương pháp điều trị tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ về bệnh trầm cảm của phụ nữ sau sinh sẽ đem lại thông tin hữu ích cho mọi người để từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất.
Nguồn: giaoductretho.net