Cha mẹ đừng biến con thành người “mua vui” cho thiên hạ

Đã từ bao giờ nhiều bậc cha mẹ lại cứ thích biến con mình thành người “mua vui” cho người lớn khi mà trẻ con chúng chỉ như một tờ giấy trắng tinh.

Cha mẹ hãy để con được là chính mình

Cha mẹ hãy để con được là chính mình

Tôi sẽ kể cho các mẹ nghe một câu chuyện mà khá nhiều ông bố bà mẹ mắc phải trong “sự nghiệp” dạy con của chính mình. Hôm qua tôi đến nhà chị bạn chơi, nhà chị có một cô con gái tầm 2- 3 tuổi. Mẹ bé gặp ai cũng bảo con A đi, làm xấu đi, ú oà đi… Một vài lần đầu con rất hào hứng, nhưng về sau tôi nhìn thấy con có vẻ không vui và thể hiện vẻ chán nản, vì gặp ai mẹ cũng bắt con làm những điều tương tự. Khi bé thể hiện không thích thì mẹ dỗ dành ép uổng các kiểu. Những người được làm “khán giả” bất đắc dĩ nghệt mặt chờ để auto vỗ tay và nói những câu thảo mai. Lại nhớ có lần, một anh bạn có con cũng tầm tuổi này, gặp tôi anh ấy khoe con anh được đánh giá là học sinh giỏi, rồi gọi cô con gái đang chơi lại bảo làm một phép cộng của học sinh lớp 1 cho tôi xem. Con bé đang chơi đùa thoải mái tự dưng mặt nghệt ra tính tính toán toán dưới sự chờ đợi và thúc dục của bố.

Tôi nhận ra rằng, ngày càng có nhiều bố mẹ khoác lên vai con mình những cái áo “TÀI GIỎI” quá rộng và lộng lẫy. Cố khoe ra để chứng minh con mình khôn con mình hơn người. Nhưng cha mẹ liệu có bao giờ nghĩ, việc đang làm của người lớn có thực sự tốt trong giai đoạn con đang lớn hay chỉ làm thỏa mãn cái tôi và sự ích kỷ của những người luôn tự xưng là yêu thương con mình.

Cha mẹ áp đặt khiến con sống ỷ lại

Theo như khảo sát của các nhà tâm lý học cho hay, việc cha mẹ ép con hay chỉ đạo con làm chỉ khiến con sống ỷ lại vào cha mẹ cũng như kìm hãm sự sáng tạo trong trẻ. Một trong những cách nuôi con khỏe dạy con ngoan của cha mẹ đó chính là để con được tự do phát triển là chính mình, cha mẹ chỉ nên là người đồng hành hỗ trợ cùng con, theo sát để con có những bước đi đúng đắn. Thông thường, tính cách của mỗi người mẹ thường được thể hiện ở ở 4 thói quen:

  • Nhất định phải nghe theo ý kiến của mẹ.
  • Theo dõi sát sao nhất cử nhất động của con cái để khống chế chỉ đạo mọi việc.
  • Tất cả mọi việc của con cái đều cần báo cáo với mẹ và được sự cho phép của mẹ mới được làm.

Với một người mẹ có tính cách như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của con cái. Ngày nay, có nhiều ông bố bà mẹ rất thành công trong sự nghiệp, cho nên đối với con cái yêu cầu cũng rất cao, làm việc gì cũng phải là tốt nhất. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào con cái cũng làm được tốt như yêu cầu đó, dẫn đến bị mẹ trách mắng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý phát triển của con.

Việc cha mẹ ép con làm theo ý người lớn chỉ khiến con thụ động hơn

Việc cha mẹ ép con làm theo ý người lớn chỉ khiến con thụ động hơn

Cha mẹ thành công không có nghĩa con cái cũng phải thành công

Có nhiều người mẹ đem mục tiêu nuôi dạy con ngoan làm cái tiền đồ của mình. Cha mẹ đem giá trị của bản thân áp đặt lên con cái, với quan niệm cha mẹ thành công thì nhất định con cũng phải thành công. Nhưng ít bậc cha mẹ hiểu rằng với cách áp đặt kiểu này dần dần làm cho trẻ không còn sự tự tin vào bản thân, tâm thái không ổn định, không còn chủ kiến, tất cả mọi việc đều ỷ lại vào cha mẹ. Cách giáo dục này dễ dàng khiến cho con cái mất đi cá tính riêng, mất đi cảm giác an toàn và tạo nên áp lực tinh thần rất lớn.

Đối với cá nhân tôi, tôi chỉ có mong muốn con mặc vừa và cảm thấy thích với chiếc “áo” mà con đang mặc trên người. Mình nuôi con người chứ không nuôi rô bốt tính toán, không phải nuôi con để con “diễn trò” cho người lớn xem. Con phát triển vui khoẻ, luôn cảm nhận được sự yêu thương con khắc tự tin và biết cách thể hiện mình.

Nếu thật sự yêu thương con thì cha mẹ sẽ luôn tìm được điểm đáng tự hào ở bé. Đừng so sánh con mình với con người khác. Đơn giản là con luôn yêu cha mẹ bằng tình yêu trong veo ngọt ngào nhất. Và nếu bạn không đẩy con lên bàn cân con cũng sẽ không bao giờ so sánh bạn với bố mẹ nhà khác đâu!

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội