Cha mẹ có con nhỏ cần tìm hiểu về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và non nớt, vì vậy các vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công gây rôm sảy.
- Mẹo hay chữa tắc tia sữa dành cho các bà mẹ sau sinh
- Chứng táo bón ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
- Trầm cảm sau sinh là cơn ác mộng đối với bà bầu và mẹ sau sinh
Cha mẹ có con nhỏ cần tìm hiểu về bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Vậy nếu có con em bị nổi rôm sảy khi đang trong giai đoạn sơ sinh bố mẹ cần làm gì?
Rôm sảy là gì?
Theo bác sĩ Dương Trường Giang giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM- Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bệnh rôm sảy được biểu hiện ra bên ngoài là trên da xuất hiện những nốt đỏ hoặc nặng hơn là những mảng đỏ theo từng vùng trên cơ thể. Bệnh gây ra do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm ứ đọng mồ hôi trong lỗ chân lông.
Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thông thường chúng ta sẽ thấy rôm sảy xuất hiện chủ yếu vào mùa hè nắng nóng và trẻ thường bị ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như trán, cổ, lưng, ngực. Hoặc đôi khi xuất hiện thêm ở vùng kẽ nách, háng.
Dựa vào biểu hiện bệnh chúng ta có thể phân loại rôm sảy thành 3 mức độ cơ bản: Rôm sảy kết tinh; rôm sảy đỏ và rôm sảy sâu. Trong đó, rôm sảy kết tinh là mức độ nhẹ nhất, biểu hiện ra ngoài bằng việc cơ thể trẻ chỉ cuất hiện những mụn nước nhỏ, trong không sâu, xung quanh có sẩn, dễ vỡ, không ngứa rát. Rôm sảy đỏ là mức độ nặng hơn, trên da trẻ xuất hiện những nốt sẩn đỏ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nặng hơn nữa sẽ gây đau rát. Rôm sảy đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong 1-3 tuần đầu tiên sau khi sinh. Rôm sảy sâu là loại rôm sảy nặng nhất nhưng cũng ít gặp nhất. Rôm sảy sâu gây tổn thương cho lớp bì sâu dưới da và làm bít lỗ chân lông, kiềm mồ hôi, dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Nguy hiểm hơn là người bệnh dễ chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, kiệt sức. Vì thế, khi con đang lớn rất dễ mắc bệnh này.
Rôm sảy là gì?
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy
Bác sĩ Trần Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có chia sẻ cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy. Khi bé sơ sinh bị rôm sảy, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là vệ sinh cho bé. Tắm cho bé bằng nước mát hoặc nước lá để làm mát và làm sạch cơ thể bé. Sau khi tắm cho bé, mẹ nên dùng khăn sạch, mềm và có tính thấm nước để lau người cho con.
Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc trị rôm sảy từ các loại cây như lấy lá trà xnh, lá khế, lá tre, kim ngân hay cây sài đất, quả mướp đắng hoặc củ gừng,…vv đun lên rồi tắm cho trẻ. Các loại cây này đều rất lành tính và an toàn với da trẻ.
Bên cạnh việc tắm cho trẻ bố mẹ cần cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, ưu tiên được làm từ vải cotton 100% giúp thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời nên tránh vải len hay vải chất liệu tổng hợp, đây là các loại vải ít thấm hút mồ hôi, có thể gây bí và kích ứng da.
Với trẻ sơ sinh, khi bị rôm sảy, vùng da ấy sẽ tạo cho bé cảm giác ngứa ngáy khó chịu nên bé thường gãi và làm trầy xước da và dễ bị nhiễm trùng. Để tránh hiện tượng này, bố mẹ nên cắt ngắn móng tay móng chân cho con, nếu cần thiết thì có thể cho bé đeo bao tay.
Thông thường, sau 7-10 ngày bé sẽ hết rốm sảy. Nên nếu tình trạng này kéo dài và dấu hiệu lan rộng, hoặc nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị tái phát nhiều lần hay thấy trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng da, sốt thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
Nguồn giaoductretho.net