Trầm cảm sau sinh là cơn ác mộng đối với bà bầu và mẹ sau sinh
Trầm cảm là một trạng thái tâm thần bệnh lý, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Ba rối loạn của trầm cảm là giảm khí sắc, giảm hoạt động và giảm hứng thú.
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Tổng hợp một số trường hợp sơ cứu hiệu quả cho trẻ
- Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Trầm cảm sau sinh là cơn ác mộng đối với bà bầu và mẹ sau sinh
Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm gồm: mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, giảm tự tin, buồn chán, thất vọng, ý tưởng tội lỗi, bi quan về tương lai, có ý tưởng hay hành vi tự sát…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm
Trầm cảm có thể liên quan đến sự thay đổi trong khu vực não kiểm soát trạng thái cảm xúc. Các tế bào thần kinh có thể hoạt động kém ở một số khu vực của não. Sự thay đổi dẫn truyền giữa các tế bào thần kinh hoặc các mạng thần kinh có thể làm cho sự kiểm soát của não bộ với cảm xúc khó khăn hơn.
Trầm cảm có thể do điều kiện cuộc sống quá căng thẳng, hoặc có thể xảy ra với phụ nữ sinh con trong hai đến ba tháng đầu. Trầm cảm cũng có thể xảy ra trong các tháng mùa đông, trường hợp này gọi là rối loạn trầm cảm theo mùa.
Trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ gặp ở phụ nữ gấp đôi ở nam giới. Đặc biệt gặp nhiều khi mẹ đang bầu, mới sinh con khi con đang lớn.
Sự thay đổi hormone cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đến tâm trạng.
Nguyên nhân của bệnh có thể do:
- Thiếu hụt noradrenalin hoặc tiền chất ở trung ương.
- Thiếu hụt serotonin ở trung ương.
Trầm cảm do nội sinh chiếm 25%, trầm cảm do ngoại sinh là 75%.
Biểu hiện của trầm cảm
Những người trầm cảm có thể tăng cân nhiều hơn, ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Cảm thấy mệt mỏi hoặc không có năng lượng để tham gia các hoạt động, cảm thấy tội lỗi với các việc trong cuộc sống.
Nếu sự đau đớn và tự phê bình bản thân đạt tới một mức nào đó thì nó có thể dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, tự hủy hoại hoặc hành vi tự sát.
Triệu chứng trầm cảm như:
- Tâm trạng chán nản hoặc kích động
- Mất niềm vui
- Giảm hoặc tăng cân, thèm ăn.
- Giảm hoặc tăng ngủ.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Cảm thấy vô dụng và có lỗi.
- Thiếu tập trung, thiếu sự quyết đoán.
- Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử.
Biểu hiện của trầm cảm
Phân loại các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm
Dựa vào cơ chế người ta chia thành ba nhóm chính:
- Ức chế MAO (monoamine oxydase)
- Chống trầm cảm ba vòng
· Ức chế thu hồi serotonin
– Thuốc ức chế IMAO
- MAO-A : có trong neuron dopaminergic và adrenergic ở não, ruột, gan và nhau thai. Chuyển hóa norepinephrine, epinephrine.
- MAO-B : có trong neuron serotoninergic và histaminergic ở não, ruột, gan và tiểu cầu. Chuyển hóa serotonin, phenylethylamine, benzylamine.
- Cả MAO-A, MAO-B đều chuyển hóa Tyramine, trypyamine và dopamine.
- Các IMAO làm giảm tác dụng của MAO trong neuron nên làm tăng hàm lượng monoamine.
Tác dụng
- Trên tâm thần: giảm buồn rầu, thất vọng, tăng hoạt hóa tâm thần.
- Tác dụng khác: kích thích thần kinh trung ương, giãn mạch, hạ huyết áp.
Tác dụng không mong muốn: mất ngủ, thao cuồng, ảo giác, run cơ, co giật, phản ứng cheese ( IMAO không chọn lọc), viêm gan.
Không kết hợp IMAO với các thuốc chống trầm cảm khác, không sử dụng cho bệnh nhân suy gan, bệnh tim mạch, động kinh.
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Cơ chế: Ức chế thu hồi noradrenalin và serotonin, kháng M, kháng H1.
Tác dụng:
- Trên tâm thần: giảm buồn rầu, thất vọng, tăng tâm thần.
- Thần kinh thực vật: liều thấp kích thích giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Liều cao ức chế α1 làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp. Kháng M nên làm giãn đồng tử, giảm tiết dịch.
- Thần kinh trung ương: an thần.
Tác dụng không mong muốn:
- Trên thần kinh trung ương: hoang tưởng, ảo giác, ác mộng, lo âu, mất ngủ, buồn ngủ, hạ huyết áp tư thế đứng. Tăng nhãn áp, khô miệng, táo bón, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa.
Tránh sử dụng thuốc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, IMAO, cường giao cảm, kháng H1, điều trị Parkinson.
– Thuốc ức chế thu hồi serotonin
Cơ chế: Ức chế chọn lọc thu hồi serotonin (không gây ảnh hưởng tới các receptor khác) do đó thuốc ít gây tác dụng phụ trên tim mạch và ít gây kháng cholinergic.
Tác dụng:
- Làm giảm buồn rầu, thất vọng, chống trầm cảm
- Ít tác dụng không mong muốn trên tim mạch, ít tương tác với thức ăn đồ uống.
Nguồn giaoductretho.net