Cha mẹ biết gì về chiếc răng đầu tiên của bé?
Khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện cũng là lúc đánh dấu một bước mới trong giai đoạn phát triển của trẻ và là kỷ niệm khó quên đối với người làm cha mẹ.
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Tổng hợp một số trường hợp sơ cứu hiệu quả cho trẻ
- Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Mọc răng là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của bé. Đây là thời điểm mà các mẹ cần lưu ý vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh các vấn đề như sâu răng, viêm nướu… Cùng Giáo dục trẻ thơ tìm hiểu về chiếc răng đầu tiên của bé và những lưu ý cha mẹ cần nhớ để giúp việc chăm sóc răng miệng của bé hiệu quả.
Chiếc răng đầu tiên của bé thường mọc khi nào?
Khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu khám phá thế giới vị giác; nước bọt tiết nhiều hơn và trẻ bắt đầu cho tay vào miệng để mút. Nhiều người lầm tưởng bé đang mọc răng chiếc răng đầu tiên của bé thường nhú lên khi bé 6 tháng tuổi.
Đa phần chiếc răng đầu tiên của bé là chiếc răng cửa hàm dưới và bộ răng sữa của bé sẽ mọc hoàn thiện khi bé 3 tuổi. Nhưng cũng có trẻ dù đã đến 1 tuổi nhưng vẫn chưa có chiếc răng nào xuất hiện. Tuy nhiên cũng có những bé mọc răng sớm hơn từ khi mới 4 tháng tuổi.
Bổ sung fluor cho bé 6 tháng tuổi
Fluor là một chất khoáng giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Hiện nay, fluor thường được bổ sung vào nước máy (lưu ý nước đóng chai thường không có chứa fluor) nên bạn có thể tìm hiểu nguồn nước của gia đình mình có được bổ sung fluor hay không.
Bạn nên cho bé uống một ít nước khi cho bé ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi và trao đổi tình trạng của con với bác sĩ về việc cần bổ sung thêm fluor không.
Xử lý ngay khi bé bị đau nướu
Bình thường mọc răng không gây nhiều vấn đề nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng: nướu quanh răng có thể bị sưng và mềm; bé khó chịu ở nơi răng sắp nhú lên và chảy dãi nhiều hơn bình thường.
Cha mẹ có thể giúp bé làm giảm các triệu chứng đau và khó chịu bằng cách dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhỏ sạch quấn vào đầu ngón tay, nhúng vào nước ấm, vắt khô và nhẹ nhàng mát xa vùng nướu cho bé. Hoặc cha mẹ cũng có thể chọn cho bé các sản phẩm gặm nướu an toàn và phù hợp giúp làm giảm khó chịu ở nướu. Ngoài ra cha mẹ cần vệ sinh tay trẻ thật kỹ nhằm tránh nhiễm trùng vì thời điểm này bé thường đưa ngón tay vào miệng để gặm.
Không nên dùng thuốc mọc răng
Cha mẹ bé nên tránh xa các loại thuốc mọc răng có chứa chất độc belladonna có nguồn gốc từ thực vật và các loại gel có chứa chất benzocaine. FDA đưa ra cảnh báo đối với các tác dụng phụ nguy hiểm khó kiểm soát của các loại sản phẩm có chứa 2 chất này. Do đó, bạn không nên cho trẻ sử dụng.
Dùng kem đánh răng chứa fluor cho bé
Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé ngày 2 lần bằng kem đánh răng có chứa fluor. Cha mẹ nên vệ sinh răng cho bé nhẹ nhàng sau lần cuối cùng bé bú sữa, ăn và lưu ý không cho bé bú bình khi đi ngủ để tránh bị sâu răng.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng kem đánh răng chứa fluor cho bé khi bé 3 tuổi trở lên. Cha mẹ cần hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi bé đánh răng cho tới khi bé 7–8 tuổi.
Đưa bé đi khám nha sĩ định kỳ
Sâu răng đang rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Do đó cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa sớm khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé 1 tuổi để được điều trị cũng như hướng dẫn cách chăm sóc răng cho bé một cách khoa học nhất.
Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé. Không nên cho bé ăn đồ ăn quá cứng, lạnh, nóng hoặc cay. Hãy đưa bé đi khám nha khoa ngay nếu bé có dấu hiệu đau hoặc sâu răng, viêm nướu!
Nguồn: giaoductretho.net