Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh vừa chào đời bắt đầu phải thích nghi với môi trường sống bên ngoài chứa nhiều bụi bẩn, vi trùng, ô nhiễm, vì thế việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng đảm bảo sự phát triển tốt của con.

Cách vệ sinh tắm rửa cho bé

Cách vệ sinh tắm rửa cho bé

Cách vệ sinh tắm rửa cho bé

Nuôi con khỏe, dạy con ngoan là mong muốn của bất kỳ bậc phụ huynh nào, vì thế trong những năm tháng đầu đời bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về việc chăm sóc sức khỏe cũng như chăm sóc cho làn da của bé.

Thời kỳ sơ sinh, da của trẻ vô cùng non nớt và nhạy cảm. Các mẹ không cần mua các loại sữa tắm hay kem dưỡng bởi chỉ cần một lượng rất nhỏ da của bé cũng dễ dàng bị kích ứng, nổi mẩn đỏ. Việc tắm rửa cho trẻ cũng cô cùng đơn giản: mẹ chỉ cần tắm mỗi lần khoảng 5 phút và mỗi ngày 1 lần là đủ. Nước tắm ở đây là nước ấm có thể pha thêm vài giọt nước cốt chanh. Khi tắm rửa cho bé các mẹ cần nhẹ nhàng làm sạch vùng kín, bẹn, mông bé vì những vùng da này thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, phân, tã lót ẩm ướt và là nơi chứa nhiều vi khuẩn.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì trước khi tắm cho bé cha mẹ cần rửa tay sạch, kiểm tra nhiệt độ nước nên để ở 36-37 độ, nhiệt độ phòng nên để ở khoảng 28-29 độ là đủ. Không nên tắm cho bé quá nhiều lần trong ngày, không nên tắm mỗi lần quá lâu sẽ làm mất lớp nhờn tự nhiên trên da bé mà lớp chất nhờn này có chức năng rất lớn trong việc bảo vệ làn da non nớt của trẻ. Nếu làm sạch quá mức lớp chất nhờn này da sẽ dễ bị tổn thương, nổi mẩn, kích ứng da. Ngâm nước quá lâu cũng gây nhiễm lạnh cho trẻ.

Khi trẻ được 1 tháng tuổi, có thể dùng các loại sữa tắm dành cho da nhạy cảm của bé, không nên dùng xà phòng thơm, xà phòng diệt trùng vì chúng làm khô da. Khi tắm nên thả cho bé ngâm mình trong nước ấm và kỳ cọ nhẹ nhàng da của bé.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ, nếu dùng bỉm thường xuyên cho trẻ thì nên thay nhiều nhất là 4 tiếng 1 lần, trong trường hợp trẻ đi đại tiện thì cần thay ngay bởi tã bỉm ướt có thể làm kích ứng da của bé gây hăm tã. Bạn hãy kiểm tra tã bỉm của trẻ thường xuyên và mỗi lần thay cần lau sạch và thấm khô rồi mới đóng bỉm mới để tránh trường hợp bé bị hăm tã. Khi lau cho bé cũng nên lưu ý lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục, nhất là các bé gái.

Để vùng da vùng kín luôn khỏe mạnh và không bị viêm nhiễm hay hăm tác, mẹ cần luôn giữ cho da bé khô thoáng, mỗi lần thay bỉm có thể để thoáng 30 phút, khi thời tiết nóng nực các mẹ chỉ nên đóng bỉm khi bé đi ngủ và ban đêm, ban ngày nên để da bé được thoải mái. Nếu trẻ bị hăm tã, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm dành riêng cho trẻ sơ sinh, rửa sạch, lau khô và bôi cho bé, sau đó nên để thông thoáng để da của bé mau lành. Quần áo cũng như tã lót của trẻ cần sạch sẽ để giữ gìn làn da cho bé thật khỏe mạnh.

Chăm sóc da khi trẻ bị rôm sảy, trứng cá

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ việc điều tiết mồ hôi kém hơn do tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn toàn nên khi thời tiết nóng nực dễ gây ra tình trạng rôm sảy. Để bé không gặp tình trạng rôm sảy, trứng cá mẹ nên mặc quần áo cho bé thông thoáng, rộng rãi, giữ da khô và sạch.

Chứng rôm sảy ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng để lâu dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, mụn nhọt, lở loét vì vậy các mẹ cần đưa bé đi khám nếu thấy tình trạng phát ban của bé kèm theo ngứa, mụn nhọt, mụn nước, da bị rỉ nước, đóng vảy, tiết dịch vàng, bé sốt,… lúc này có thể bé đã bị nhiễm virus Eczema chủ yếu gây ngứa và phát ban ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra chúng cũng có thể mắc các bệnh trẻ em như sởi, thủy đậu, tay chân miệng, ghẻ lở,… nên cần đưa bé đi thăm khám ngay.

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ

Chăm sóc trẻ bị côn trùng đốt

Trẻ bị côn trùng đốt hay gặp do muỗi, dĩn, bọ chét,… thường có trong vật nuôi trong nhà như chó, mèo, gà, chim,… Do da của bé rất nhạy cảm nên khi bị đốt da của bé sẽ nổi mẩn to, sưng phồng và mưng mủ, trẻ bỏ bú, quấy khóc,… vì vậy cần kiểm tra cơ thể bé bị đốt ở chỗ nào và cần vệ sinh vết cắn sạch sẽ, cho bé đi khám và điều trị đúng theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra mẹ cũng nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trong nhà, ngoài sân, ngoài vườn để hạn chế muỗi, dĩ, không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ thì mẹ nên trang bị những kiến thức chăm sóc trẻ cũng như cách phòng ngừa để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho những đứa con của mình.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội