“Bỏ túi” những kinh nghiệm hay để bé “nghiện” đi nhà trẻ
Nhà trẻ là môi trường tốt để trẻ có thể phát triển và tương tác tốt với bạn bè nhưng để “dỗ dành” trẻ đi lớp đều đặn mỗi ngày là điều không phải cha mẹ nào cũng làm được.
- Mẹ phải làm sao với căn bệnh “già trước tuổi” của con trẻ?
- Dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để tránh bị xâm hại tình dục
- Con trẻ thiếu kỹ năng sống thì đổ lỗi cho ai?
Ngày đầu tiên đi học mẹ hãy vỗ về an ủi con
Để nuôi dạy con cái đến độ tuổi trưởng thành một cách toàn diện thì các bậc làm cha mẹ phải để con đến các môi trường giáo dục tập thể để chúng có thể hòa nhập với cồng đồng, cũng như học được những bìa học bổ ích trong cuộc sống. Đó cũng là một bước đệm để chuẩn bị cho bé làm quen trước khi vào lớp 1. Tuy nhiên, đi nhà trẻ cũng có thể là một khoảng thời gian khó khăn với cả những bậc làm cha mẹ và con cái, bởi vì đối với một đứa trẻ bước vào môi trường mới với các cô giáo và bạn bè không quen thuộc có thể khiến bé lo lắng và sợ hãi. Các ông bố, bà mẹ cũng có thể cảm thấy bối rối, phân vân không biết có nên đưa bé đi nhà trẻ hay không? Vì thế, hôm nay các chuyên gia tâm lý – sức khỏe sẽ bật mí những kinh nghiệm cho mẹ để dạy bé phải “nghiện’ đi nhà trẻ.
Mẹ hãy làm dịu nỗi lo sợ ở trong con
Ngày đầu tiên đi học con trẻ sẽ cảm thấy rất bất na và lo lắng, vì thế thay vì những sự chuẩn bị đồ dùng mẹ hãy dành thời gian nói chuyện với bé, giới thiệu chó bé biết những hoạt động trong lớp học được diễn ra như thế nào, con sẽ đối mặt với chúng ra sao? Một đứa trẻ quen với giấy và bút chì màu ở nhà sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi dùng cùng một loại bút chì và giấy vẽ đó trong nhà trẻ. Để yên tâm hơn thì cha mẹ có thể cho bé đến thăm quan nhà trẻ trước vài lần vào buổi học, giới thiệu cho con làm quen với các bạn, cô giáo và sử dụng những vận dụng khi không có cô giáo ở bên. Khi mẹ ở trong lớp học, hãy để bé khám phá, quan sát và tương tác với các bé khác.
Ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ
Khi con đang lớn, nhận thức dần thay đổi cũng là lúc cha mẹ không thể đánh lừa chúng là mẹ chỉ gửi con ở đây một lát rồi mẹ đón mà nagy từ ngày đi học thì mẹ nên giới thiệu để bé chấp nhận với môi trường giáo dục mới, vì thế ngày đầu tiên, cha mẹ hãy bình tĩnh giới thiệu bé với cô giáo. Sau đó cho bé một khoảng thời gian để hai cô trò làm quen với nhau, điều này sẽ giúp bé cảm thấy tin tưởng và thoải mái dưới sự chăm sóc của cô giáo. Nếu trong trường hợp bé bám chặt lấy mẹ và không muốn vào lớp thì mẹ cũng không nên tỏ ra bịn rịn với bé. Điều này sẽ khiến bé khó rời xa mẹ hơn, do đó mẹ có thể chào tạm biệt bé rồi rời đi nhanh chóng. Tuyệt đối không bao giờ lẻn đi khi bé không để ý, vì như vậy sẽ khiến bé cảm thấy bị bỏ rơi và mất cảm tình với trường học.
Thường xuyên trò chuyện, hỏi bé về lớp học
Trò chuyện với bé về lớp học
Sau mỗi lần đón con về, thay vì đưa con đi đâu đó thì mẹ hãy hỏi hôm nay con học được những gì, con có thấy thoải mái và vui vẻ không?…Đây là một cách hữu ích để hai mẹ con nói chuyện và chia sẻ với nhau, cũng là cách để mẹ và con gần nhau hơn. Qua những lần chia sẻ như thế bé sẽ cảm thấy nhà trẻ không còn đáng sợ nữa mà sẽ thấy nó thật gần gũi và muốn đi nhà trẻ hơn nữa. Đồng thời qua lời kể của bé mẹ cũng sẽ nắm bắt được việc bé đi học như thế nào, có chuyện gì bất thường xảy ra không để kịp thời xử lí.
Lựa chọn “ngôi nhà thứ 2” cho bé kỹ lưỡng
Con từ 3 – 6 tuổi là độ tuổi thích hợp để mẹ đưa con đi nhà trẻ, sự nhận thức lúc này của bé cũng khác hẳn so với độ tuổi trước, vì thế mẹ nên xem xét cẩn thận về chất lượng giáo viên, trang thiết bị học tập, điều kiện sinh hoạt của từng nhà trẻ để lựa chọn được trường học tốt nhất cho bé. Việc này sẽ giúp bé được chăm sóc và học tập trong môi trường an toàn và phù hợp, tránh để trẻ phải làm quen với các bạn mới, môi trường mới nhiều lần.
Ngoài ra, việc khen ngợi bé thường xuyên cũng là cách cha mẹ và cô giáo cần lưu tâm để bé dần làm quen và hòa nhập dần với trường lớp. Bố mẹ khi cho bé đi nhà trẻ cũng luôn phải giữ tâm trạng thoải mái vì trẻ chúng có thể cảm nhận được sẽ khiến chúng sợ sệt. Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, chúng thích được “nịnh’, được khen và thưởng. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên động viên và khen để chúng cảm thấy tự hào và thích đến lớp nhiều hơn.
Nguồn: giaoductretho.net