Bác sĩ tiết lộ một số bí quyết phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ?

Bệnh táo bón lâu ngày tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ tiết lộ một số bí quyết phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ?

Bác sĩ tiết lộ một số bí quyết phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ?

Dưới đây là phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh táo bón ở trẻ mà các mẹ nên biết.

Triệu chứng thường thấy của bệnh táo bón ở trẻ

Táo bón là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường, thường là do sự di chuyển phân trong đại tràng chậm, trạng thái đại tiện phân khô cứng.

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

– Khó thải phân, phân khô hay cứng;

– Bụng trướng;

– Đau bụng;

– Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;

– Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

Nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần vì đó có thể là dấu hiệu cho các bệnh khác, hay khi trong phân có máu, sụt cân dù không ăn kiêng hoặc táo bón kèm theo đau bụng nghiêm trọng thì bạn nên tới gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân nào thường gây ra táo bón là gì?

Phân di chuyển qua trực tràng chậm hơn so với bình thường, làm cho phân trở nên khô và cứng do:

– Không ăn uống đủ nước hay chất xơ;

– Không vận động;

– Mang thai;

– Căng thẳng;

– Tắc ruột do ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân nào thường gây ra táo bón là gì?

Nguyên nhân nào thường gây ra táo bón là gì?

Táo bón là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuối tác hay giới tính. Đối tượng dễ mắc phải chứng táo bón là người già, những người ngồi nhiều, ít vận động, người béo phì, phụ nữ mang thai.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc táo bón như:

– Lớn tuổi;

– Phụ nữ mang thai;

– Bị thiếu hoặc mất nước;

– Chế độ ăn uống ít hoặc thiếu chất xơ;

– Béo phì;

– Ít hoặc không vận động;

– Đang điều trị bằng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tê hoặc thuốc giảm huyết áp.

Có những phương pháp nào dùng để điều trị táo bón?

– Tập thể dục nhiều hơn

– Uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày)

– Ăn thêm chất xơ.

– Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái. Uống nước và cà phê nóng vài phút trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng.

Đối với tình trạng táo bón vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, và thụt tháo.

Có những phương pháp nào dùng để điều trị táo bón?

Có những phương pháp nào dùng để điều trị táo bón?

Bác sĩ tư vấn để nuôi con khỏe và hạn chế tình trạng táo bón thì các mẹ cần chú ý:

– Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn, như là trái cây, rau củ và cả ngũ cốc…

– Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết ấm.

– Tránh những thuốc không kê đơn như là thuốc chống dị ứng có thể gây ra táo bón.

Táo bón có thể dẫn đến những hậu quả “khó chịu” khác như nứt hậu môn, trĩ. Và những bệnh này có thể làm bạn đau đớn khi đi tiêu. Ở trẻ em, táo bón thể hiện ở việc trẻ sợ đi tiêu và từ chối đi bộ, nếu càng nhịn tiêu thì phân càng cứng và lần sau đi sẽ càng đau đớn hơn. Người táo bón, song song với việc thay đổi chế độ ăn, nên tập thói quen đi tiêu đúng giờ hàng ngày.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh táo bón, hy vọng qua những kiến thức bổ ích mà Bác sĩ Trần Anh Tú đã cung cấp chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp hay có khẩu phần ăn hợp lý cho gia đình.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội