Các giai đoạn phát triển của trẻ mà cha mẹ cần phải biết
Mỗi một đứa trẻ từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi phát triển toàn diện đều phải trải qua 6 giai đoạn quan trọng. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải biết cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp nhất trong từng giai đoạn.
- Một số phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm hiện nay
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
- Người Do Thái dạy con thành tài bởi những nguyên tắc đơn giản
Các giai đoạn phát triển của trẻ
6 giai đoạn phát triển của trẻ bao gồm giai đoạn bào thai, sơ sinh, nhũ nhi, răng sữa, thiếu niên và dậy thì được coi là những cột mốc đánh dấu sự hình thành về thể chất, tinh thần và tính cách của trẻ. Các bậc phụ huynh hãy cùng giaoductretho.net tìm hiểu cách chăm sóc trẻ phù hợp nhất theo từng giai đoạn phát triển dưới bài viết này nhé!
Giai đoạn trong bụng mẹ
Thời kỳ trứng được thu tinh đến khi chào đời là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành cả về hình dạng và trí não, để giúp con phát triển khỏe mạnh thông minh thì người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và vitamin cần thiết, đảm bảo ngày 3 đến 5 bữa, giữ gìn sức khỏe tránh tuyệt đối những bệnh lý mẹ thường gặp như sởi, rubella…sẽ khiến trẻ bị dị tật, đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của cả 2 mẹ con.
Giai đoạn trẻ sơ sinh
Sau khi sinh từ 1 đến 30 ngày trẻ thường có cân nặng trung bình tăng 15gram mỗi ngày, trong tháng đầu tiên trẻ cần tăng ít nhất là 600gram và mức tăng trung bình là 1200gram cho tháng đầu tiên. Chiều cao tăng thêm khoảng 2cm. Giai đoạn này sữa mẹ hay sữa công thức là thức ăn duy nhất của trẻ bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện.
Mẹ nên cho trẻ bú sữa ngay sau khi sinh ( 30 phút – 1 giờ ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bú mẹ hoàn toàn trong 4 –6 tháng đầu, mỗi ngày 8 đến 12 lần, không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây. Mẹ chỉ nên sử dụng sữa công thức trong trường hợp mẹ ít sữa hay không có mẹ. Tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường để cho trẻ sử dụng.
Giai đoạn nhũ nhi
Trong giai đoạn nhũ nhi bé đã được 2 đến 12 tháng tuổi. Cân nặng trung bình của một đứa trẻ phát triển bình thường khi được 6 tháng tuổi phải nặng gấp đôi trẻ mới sinh, đến tháng 12 cân nặng của trẻ lúc này nặng hơn gấp 3 lần. Chiều cao trung bình mỗi tháng tăng lên 2 cm đến khi trẻ được 12 tháng tuổi thì chiều cao của trẻ cao gấp đôi với lúc mới sinh, vòng đầu khoảng 44cm, bộ não hình thành bằng 75% so với người trưởng thành.
Giai đoạn trẻ được 4 tháng đã có khả năng tiêu hóa được tinh bột và những thực phẩm khác ngoài sữa. Mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm bằng bột loãng, tuy nhiên thì sữa mẹ vẫn là thực phẩm tối ưu nhất cho con ở giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được cái thức ăn, nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ. Đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Giai đoạn này trẻ đã biết chơi và rất thích thú với trò ú òa với người lớn, bé có thể nhìn rõ được khắp phòng, có thể uống được những hớp nhỏ nước và tự ngồi vững.
Giai đoạn 1 đến 6 tuổi
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn răng sữa, tốc độ phát triển của con trẻ có xu hướng chậm lại xo với giai đoạn trước, cân nặng mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, trung bình trẻ con đang lớn sẽ đạt từ 20 đến 24kg đến khi trẻ được 6 tuổi đến. Chiều cao tăng từ 1 đến 1,5 cm mỗi tháng, 6 tháng tuổi trẻ có chiều cao trung bình từ 105cm đến 115cm. Trí não của trẻ lúc này đã trưởng thành bằng 100% người lớn, trẻ hay tò mò, ham học hỏi, ham chơi và thường thích tự lập. Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm, hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh. Do đó, để giúp trẻ phát triển được toàn diện, thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Khi trẻ lớn hơn thì mẹ có thể cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá,… rau xanh với 2 – 3 bữa phụ ( Sữa, bánh , cháo , bột ). Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ và thức ăn phải được nấu chín nhừ nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa. Nên khuyến khích bé ăn và bé phải có chén ăn riêng. Mẹ nên giáo dục trẻ kỹ năng sống cần thiết như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, vệ sinh răng miệng khi bé hơn 2 tuổi dưới sự hỗ trợ giám sát của cha mẹ.
Giai đoạn trẻ từ 7 tuổi đến 10 tuổi
Giai đoạn này là giai đoạn thiếu niên, trẻ sẽ học hỏi, tiếp thu rất nhiều kiến thức qua trường lớp, bạn bè, bố mẹ và xã hội. Cơ bắp bắt đầu phát triển mặc dù vẫn con thon gầy, vì vậy kinh nghiệm chăm con trong giai đoạn này mẹ cần phải đảm bảo 3 bữa chính trên ngày với đầy đủ chất protein, tinh bột, chất béo và chất xơ. Mẹ nên cho trẻ ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn và 300ml sữa mỗi ngày. Mẹ hãy cho trẻ thoải mái vui chơi ở giai đoạn này, giúp trẻ học hỏi và kích thích óc tư duy, sáng tạo của trẻ.
Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn
Giai đoạn dậy thì
Trẻ từ 10 đến 18 tuổi bắt đầu dậy thì. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có những thay đổi đáng kể về cơ quan sinh dục và cơ bắp phát triển ra dáng nam nữ. Chiều cao của bé cũng phát triển nhanh hơn đây là giai đoạn vàng để tăng chiều cao. Đặc biệt là tính tình trẻ dễ thay đổi hay có những suy nghĩ bồng bột, thiếu suy nghĩ vì vậy trẻ cần được quan tâm chia sẻ, định hướng đúng từ phía gia đình, tránh những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, ảnh hướng tới tính cách của trẻ về sau.
Lứa tuổi này trẻ đã tự ý thức được rằng mình cần gì, thích ăn những gì. Do đó cha mẹ chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong các bữa ăn hằng ngày, đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen lười vận động của trẻ để tránh tình trạng béo phì.