Con trẻ thiếu kỹ năng sống thì đổ lỗi cho ai?

Thực trạng cha mẹ chăm bẵm con cái quá mức càng khiến trẻ thiếu thốn kỹ năng sống đang ở tình trạng  “báo động đỏ”, vậy lỗi này nên đổ cho ai?

              Con trẻ thiếu kỹ năng sống thì đổ lỗi cho ai?

Con trẻ thiếu kỹ năng sống thì đổ lỗi cho ai?

Việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan và rèn con những kỹ năng sống không phải là việc làm ngày một, ngày hai có thể hoàn thành tốt. Những kỹ năng sống, con trẻ phải được rèn luyện liên tục trong một thời gian dài để biến các kỹ năng đó trở thành một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Để mỗi lần khi gặp những khó khăn, nguy hiểm thì lập tức con trẻ phải tiếp ứng một cách nhanh chóng, chính xác để có thể vượt qua.

Chăm bẵm trẻ quá mức sẽ làm hại con

Sự chăm bẵm quá mức của cha mẹ không chỉ khiến con trẻ luôn cảm thấy lúng túng sợ sệt khi gặp khó khăn mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sau vô cùng nghiêm trọng. Điển hình là vụ ba nữ sinh lớp 7 Trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông) buồn chán vì gia đình đã dại dột rủ nhau tự tử để lại cho gia đình nỗi đau đớn không nguôi. Hay trường hợp của nữ sinh lớp 12 Trường THPT Diễn Châu 2 Nghệ An trong năm 2012 đã bất ngờ chuyển dạ và sinh con khi đang trên lớp học trong khi cả gia đình, nhà trường và bạn bè không ai biết nữ sinh này có thai và đã để lại những nỗi đau về cả tinh thần và thể chất cho gia đình và chính bản thân bé gái. Nếu một đứa trẻ mang trong mình bản tính mạnh mẽ thì chúng sẽ biết điều khiển bản thân dễ dàng, theo đó chúng cũng sẽ kiểm soát được cảm xúc của bản thân và vượt qua những cái khó ngại để tìm ra hướng giải quyết, chúng biết cách để giải quyết khó khăn mà không chọn phương thức tiêu cực để xử lý hay trốn tránh hoàn cảnh. Vì thế, những đứa trẻ được chăm bẵm quá mức khi con nhỏ thì sẽ rất khó khi chúng có thể xử lý được những tình huống khó khăn trong cuộc đời, nếu cha mẹ càng chăm bẵm thì con trẻ càng có tâm lý bị phụ thuộc và không biết phấn đấu khi bước ra ngoài xã hội.

      Chăm bẵm trẻ quá mức sẽ làm hại con

Chăm bẵm trẻ quá mức sẽ làm hại con

Nhưng nhiều cha mẹ vẫn không nhận ra điều này, vẫn hồn nhiên làm mọi việc cho con và dạy những đứa con đang lớn như những đứa trẻ cần sự bao bọc. Cha mẹ cho rằng, đó là cách nuôi con thương con, bù đắp cho những thiếu thốn mà mình không dành được cho con trẻ nhưng kết quả thì lại hoàn toàn ngược lại, con trẻ không được truyền đạt những kỹ năng sống, những kỹ năng sinh tồn mà chúng lại yếu ớt đi rất nhiều. Trong khi những lần thất bại, những lần trải nghiệm thì con trẻ càng có thêm những kinh nghiệm sống, vốn sống khi chúng bắt đầu hành trang vào đời. Ví dụ khi con trẻ được học những kỹ năng sống ứng phó khi gặp người lạ, người xấu thì chúng sẽ biết cách để ứng phó và tránh được những người xấu xâm hại hay bắt cóc. Còn nếu chúng chưa bao giờ được học kỹ năng này thì chúng sẽ vô cùng sợ hãi, hốt hoảng và có thể bị hại bất cứ lúc nào, thậm chí còn ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của con. Vì thế, để con trải nghiệm, cho con vượt qua sóng gió để từng bước vững vàng chính là cách hay nhất giúp con ngày một mạnh mẽ, trưởng thành.

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên

Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên

Trong một cuộc khảo sát về các học sinh THCS, chúng tôi nhận thấy hầu hết các bạn vị tuổi thành niên không hề biết những dấu hiệu của một người mang thai hay các biện pháp tránh thai an toàn, vĩ thế rõ ràng có thể cho những bậc cha mẹ nhận thấy việc thiếu hụt những kỹ năng sống sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn, thậm chí vướng phải “tại họa” khi cuộc đời còn rất trẻ. Không những thế, việc thiếu kỹ năng sống còn làm mất đi nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên ở nước ta. Theo thống kê từ một số nguồn Tin Giáo dục, có gần 90% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống, thực trạng đó đã khiến không ít các cử nhân đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp. Vậy tại sao phải dậy những kỹ năng sống cho con ngay từ khi còn nhỏ? và dậy cho chúng như thế nào để chúng tiếp thu tốt nhất. Kỹ năng sống dạy trẻ cần phải được rèn luyện một cách thường xuyên và liên tục, đồng thời cần ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên trau dồi mọi lúc, mọi nơi, tận dụng những tình huống trong cuộc sống, ví dụ như: sử dụng vật dụng nguy hiểm, kỹ năng thoát hiểm, kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ được giao, kỹ năng ứng phó khi gặp người lạ, người xấu… là những khởi điểm cha mẹ có thể dạy con tại nhà.

Cha mẹ hãy thôi và đừng có ham danh hiệu, thành tích hay những lần đưa con đi học thêm mà hãy tận dụng thời gian đó để đào tạo kỹ năng sống cho con. Sự an toàn và thành công của con trong tương lai nằm ở chính những bài học kỹ năng sống đơn giản từ hôm nay.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội