Cách dùng thuốc cho trẻ em
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị bệnh bởi hệ miễn dịch chưa tốt nên hay phải sử dụng thuốc nhưng các bà mẹ lại hay chủ quan về điều này.
- Hội chứng khô mắt và những điều không ngờ tới
- Tìm hiểu những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới hiện nay
- Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả
Đặc điểm cơ thể trẻ em liên quan đến việc sử dụng thuốc
Đặc điểm cơ thể trẻ em liên quan đến việc sử dụng thuốc
Thuốc dùng cho trẻ em với liều lượng tương đối cao hơn so với người lớn vì chuyển hóa cơ bản của trẻ em mạnh hơn so với người lớn, tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em nói chung và tỷ lệ nước ngoài tế bào nói riêng cao hơn so với người lớn và diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn so với người lớn.
Một số thuốc có độc tính cao đối với trẻ em phải được dùng với liều lượng tương đối thấp hơn so với người lớn vì chức năng khử độc của gan chưa hoàn thiện đầy đủ, thuốc dễ bị tích lũy do chức năng lọc ở thận còn yếu và khả năng liên kết protein với thuốc trong máu của trẻ còn kém.
Đối với một số thuốc có ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ phải thật thận trọng khi dùng, phải có hướng dẫn cụ thể chi tiết khi cho trẻ dùng. Cơ thể trẻ giai đoạn này đang phát triển nhanh nên tốt nhất là không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng.
Các nguyên tắc chung khi dùng thuốc cho trẻ
Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ khi có chỉ định: chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng, cho trẻ dùng vitamin khi có nguy cơ hoặc biểu hiện thiếu vitamin, bổ sung nước và điện giải cho trẻ khi có nguy cơ hoặc biểu hiện mất nước mất điện giải, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ trên 38.5 độ, sử dụng thuốc hạ huyết áp khi trẻ có tăng huyết áp.
Trước khi cho trẻ sử dụng thuốc cần phải hiểu rõ thuốc đang dùng có tác dụng gì, thuốc sử dụng theo đường nào, thuốc có tác dụng phụ gì không, lượng sử dụng thuốc bao nhiêu, thuốc này dùng vào giờ nào lúc mấy giờ trước hay trong khi ăn và không được pha trộn các loại thuốc với nhau một cách tùy tiện.
Sau khi sử dụng thuốc cho trẻ phải theo dõi tác dụng của thuốc: theo dõi trong và sau khi sử dụng thuốc để phát hiện xem có tác dụng phụ hay không. Trong một số trường hợp phải có điều dưỡng viên phối hợp cùng bà mẹ theo dõi trẻ.
Cách cất giữ và bảo quản thuốc: phải hướng dẫn bà mẹ cách bảo quản thuốc cẩn thận để thuốc không bị hỏng chất lượng điều trị bệnh của con, mặt khác phải để xa tầm tay của trẻ, không để trẻ tự ý lấy thuốc dùng đề phòng ngộ độc thuốc.
Các đường đưa thuốc vào cơ thể trẻ
Các đường đưa thuốc vào cơ thể trẻ
Đường uống: uống là cách đưa thuốc vào thể sinh lý nhất vì ruột là hàng rào lý-hóa ngăn cản được nhiều tác nhân có hại cho cơ thể kể cả vi khuẩn. Mặt khác khả năng hấp thu của ruột rất tốt, uống thuốc không gây đau đớn cho trẻ lại kinh tế và ít gây tai biến. Tuy nhiên theo kinh nghiệm chăm sóc con của các bà mẹ thì nên cho trẻ uống thuốc thời điểm uống thuốc không cho trẻ uống vào lúc đói lúc no hay xa bữa ăn bởi nhiều loại thuốc bị thức ăn cản trở quá trình hấp thu tại ruột nên chúng ta cho trẻ uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ. Một số thuốc có tác dụng gây kích ứng dạ dày và sự hấp thu của chúng không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thì phải cho uống vào lúc no.
Tiêm bắp, tiêm dưới da chỉ dùng khi không thể uống hoặc không có thuốc uống. Nhược điềm của tiêm bắp là gây đau, xơ hóa tổ chức, áp xe, teo cơ…Ngoài ra khi tiêm cần nhiều dụng cụ vô khuẩn và trẻ sợ hãi khi tiêm khiến cho trẻ bị ám ảnh nhiều năm sau ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
Tiêm tĩnh mạch đây là biện pháp đưa thuốc vào cơ thể nhanh nhất đạt nồng độ cao tức thì nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và có những biện pháp cấp cứu tại chỗ. Ngoài ra tiêm tĩnh mạch cũng có nhiều nguy cơ như sốc, gây nhiễm khuẩn, áp xe chỗ tiêm…Một số thuốc tiêm bắp tuyệt đối không được tiêm tĩnh mạch và ngược lại nên cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi tiến hành tiêm cho trẻ.
Các đường đưa thuốc vào cơ thể trẻ khác như đặt hậu môn, dãn trán, bôi thuốc ngoài da, xịt họng, khí dung, ngậm…..
Nguồn: giaoductretho.net