Ăn dặm như thế nào để trẻ không còn biếng ăn?
Biếng ăn là vấn đề mà rất nhiều gia đình phiền muộn, đặc biệt trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm thì “cuộc chiến” này còn trở nên cam go hơn rất nhiều lần.
- 5 nguyên tắc sống còn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
- Những kỹ năng sinh tồn cha mẹ nhất định phải dạy con
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
Ăn dặm như thế nào để trẻ không còn biếng ăn?
Biếng ăn thường bắt đầu từ ăn dặm
Ăn dặm chính là ăn bổ sung cho trẻ ngoài sữa mẹ để trẻ đủ chất, đồng thời là bước chuyển giao để trẻ tập ăn thức ăn như người lớn, thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ khi tới thời điểm. Tuy nhiên rất nhiều những vấn đề có thể xảy ra từ khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm: Trẻ biếng ăn chậm lớn, trẻ đi ngoài, trẻ chỉ ăn một vài loại thức ăn…Vậy cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt và đảm bảo sức khỏe cho trẻ? Về cơ bản trẻ sẽ thèm ăn khi trẻ thấy đói. Với trẻ khỏe mạnh, nhu cầu năng lượng cao trẻ sẽ nhanh đói nhưng chưa biết nói biết đòi, nên cần chú ý cho trẻ ăn thường xuyên, khuyến khích trẻ ăn nhiều. Trẻ sẽ có những thời điểm không thấy thèm ăn như những giai đoạn biếng ăn sinh lý do mọc răng, ốm… Một số lời khuyên đưa ra như sau:
- Người mẹ hay người chăm sóc trẻ nên chủ động khuyến khích và giúp trẻ ăn đúng giờ. Trẻ ngừng ăn không có nghĩa là trẻ đã ăn đủ, giúp trẻ ăn, tạo hứng thú cho trẻ với bữa ăn, thức ăn. Trẻ cần có thời gian để học cách sử dụng thìa, tạo điều kiện để trẻ tập luyện và hoàn thiện kỹ năng. Việc trẻ con dây bẩn khi ăn dặm là chuyện hết sức bình thường.
- Cho trẻ ăn ngay khi trẻ bắt đầu thấy đói, vì nếu phải đợi quá lâu trẻ sẽ không còn thấy đói, không còn muốn ăn nữa. Để tránh điều này, nên cho trẻ ăn theo giờ cố định, chuẩn bị sẵn sàng thức ăn cho trẻ khi tới giờ ăn.
- Không cho trẻ ăn khi trẻ đang buồn ngủ, đặc biệt với trẻ càng nhỏ giấc ngủ với trẻ rất quan trọng, cho trẻ ngủ khi buồn ngủ là căn bản để trẻ phát triển não bộ tốt.
- Không bắt ép trẻ ăn, bởi sự bắt ép khiến trẻ thêm căng thẳng, sợ ăn và dẫn tới giảm sự thèm ăn. Thời gian ăn cần phải thư giãn và vui vẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn. Rất nhiều trường hợp trẻ ăn rất ngoan, nhưng có thời điểm biếng ăn sinh lý, khi trẻ bệnh trẻ ăn ít đi, ba mẹ ép trẻ ăn như bình thường, quát mắng đánh khóc cho trẻ há miệng, khiến dần trẻ sợ giờ ăn và thành biếng ăn kéo dài.
Ngoài ra, theo một số kinh nghiệm nuôi con của mẹ Nhật, mẹ không để cho trẻ khát, nhưng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước hay trong bữa ăn làm cho trẻ ăn ít đi, giảm thèm ăn, có thể tạo ra các trò chơi tưởng tượng để trẻ khỏi chán ăn.
Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ ốm
Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ ốm
Khi trẻ ốm thường ăn không ngon miệng, kém ăn. Trong thời gian này nên cho trẻ tăng cường bú mẹ, tăng cường dịch thông qua sữa, nước ép hoa quả chín. Cho ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ có thể giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Theo dõi diễn biến của bệnh để có hướng chăm sóc tại nhà hay đưa tới viện khám và điều trị.
Sau khi trẻ khỏi bệnh sẽ thường thấy thèm ăn trở lại, đây là thời gian thích hợp để cho trẻ ăn thêm nhằm nhanh chóng bù lại trọng lượng đã bị giảm: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đều đặn, cho trẻ ăn thêm những thức ăn dinh dưỡng bồi bổ, khuyến khích trẻ ăn nhiều để bù lại trọng lượng và bắt kịp nhịp phát triển.
Nguồn: giaoductretho.net