Tất tần tật những điều bạn nhất định phải biết về ngải cứu

Từ xưa đến nay ngải cứu vấn được cha ông ta sử dụng như một loại dược liệu quý để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến tác dụng của ngải cứu.

Tất tần tật những điều bạn nhất định phải biết về ngải cứu

Tất tần tật những điều bạn nhất định phải biết về ngải cứu

Để giúp cho độc giả có được những kiến thức bổ ích bổ sung trong cẩm nang chăm sóc sức khẻo gia đình, chúng tôi đã có cuộc trao đổi từ các chuyên gia y học cổ truyền hàng đầu đang công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Một vài đặc điểm để nhận dạng được cây ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi với cái tên khác là ngải diệp.Tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae). Cây mọc nhiều ở các vùng khí hậu ôn đới trong đó có Việt Nam.

Bộ phận dùng của Ngải cứu chính là lá. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau.

Nếu phơi khô, vò nát thành ngải nhung, được dùng trong “cứu pháp” của châm cứu.

Theo tây y, ngải cứu có chứa các thành phần glucose, tannis, chlorophyll, acid malic, vitamin B và vitamin C … có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Công dụng và cách dùng ngải cứu trong điều trị bệnh

Ngải cứu có rất nhiều công dụng được sử dụng để chăm sóc sức khỏe cho con người

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt:

Ngải cứu có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, trong thành phần của ngải cứu có các chất kháng khuẩn nên có tiêu diệt virus và vi khuẩn.

Công dụng và cách dùng ngải cứu trong điều trị bệnh

Công dụng và cách dùng ngải cứu trong điều trị bệnh

  • Tăng cườn trí nhớ Bổ não, tỉnh thần, làm nhẹ đầu sáng mắt:

Ngải cứu có chứa thành phần absinthin- chất có tác dụng giảm đau, gây mê tạo cảm giác thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Khi sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ làm giảm chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

  • Chữa lành vết thương ngoài da

Trong ngải cứu có thành phần chống viêm, giảm đau nên có thể sử dụng khi cơ bắp đau,  hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn.

Bên cạnh đó dầu chiết xuất từ ngải cứu có tác dụng gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.

Ngải cứu được dùng trong các bài thuốc trị mụn cơm, mụn cóc, trị mụn trứng cá,  mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ em, dưỡng da mặt

  • Tốt cho phụ nữ

Ngải cứu được biết đến như một loại thuốc rất tốt cho phụ nữ cụ thể :

  • Trị KN ra nhiều, tử cung xuất huyết do suy nhược
  • Trị có thai 2 tháng mà thai bị động không yên
  • Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh
  • Trị có thai bị thương hàn nóng đến nỗi phát ban, rồi lại biến ra nốt đen, tiểu ra máu
  • Trị phụ nữ bị các chứng hư, KN không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng, chóng mặt, muốn nôn, băng lậu, đới hạ
  • Trị dọa sảy thai
  • Trị KN không đều, KN kéo dài, đau bụng lúc hành kinh
  • Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, biếng ăn, lạnh bụng…:
  • Trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp
  • Làm thuốc điều kinh
  • Giúp an thai

Những đối tượng như thế nào thì không được dùng ngải cứu?

Trang con đang lớn chia sẻ: Ngải cứu tuy có rất nhiều tác dụng tốt nhưng không phải trường hợp nào cũng dùng được ngải cứu vì những lý do sau đây:

  • Dễ gây sảy thai

Phụ nữ có thai khi ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên nếu  ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

  • Gây biến chứng đối với người bị viêm gan

Tinh dầu trong ngải cứu  đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

  • Nguy hiểm đối với người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Ngải cứu có tác dụng lợi tiểu vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội