Phải làm gì khi con bị “sàm sỡ” nơi công cộng?

Tạo nền tảng gia đình an toàn cho con, ứng xử nhẹ nhàng nhưng không thỏa hiệp, tạo các lớp bảo vệ con là điều cha mẹ cần làm nếu không may phát hiện con bị xâm hại.

Phải làm gì khi con bị “sàm sỡ” nơi công cộng?

Phải làm gì khi con bị “sàm sỡ” nơi công cộng?

Tạo nền tảng giáo dục vững chãi cho con khi bắt đầu lớn

Để dạy con ngoan có phương pháp bảo vệ thân thể ngay từ đầu thì mẹ phải hướng dẫn và giáo dục con trước 4 tuổi để tránh xâm hại. Bởi những kẻ lạm dụng tình dục thường dùng các hình thức dụ ngọt hoặc đe doạ để trẻ phải giữ bí mật. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ nghĩ rằng việc nói ra bí mật là một chuyện tiêu cực, vi phạm lòng tin và làm tổn thương người khác. Thế nên, các bậc phụ huynh hãy dạy trẻ từ rất sớm rằng có những bí mật con không cần thiết phải che giấu, chuyện này không có gì sai cả. Nếu đó là bí mật khiến con cảm thấy không thoải mái hoặc nó liên quan đến cảm xúc lo sợ thì con cần báo ngay cho “các mối quan hệ an toàn”, ví dụ như bố mẹ, anh chị,…Ngoài ra, bố mẹ cần xây dựng một môi trường gia đình an toàn, thoải mái và có nhiều sự thông cảm, sẻ chia, con được tự do trò chuyện và tâm sự nhiều với bố mẹ. Nếu một đứa trẻ luôn được lắng nghe, được gần gũi chuyện trò với cha mẹ, luôn được tôn trọng khi con nói “không” mà không phải vướng bận một sự áp đặt nào, luôn được phản biện và nói lên ý kiến cá nhân trong mọi chuyện… thì xác suất con là nạn nhân của lạm dụng tình dục rất thấp.

Mặt khác, khi trẻ bắt đầu biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể, cha mẹ nên bắt đầu dạy con một cách nghiêm túc về giới tính, các bộ phận riêng tư. Trước khi dạy con thì bố mẹ phải làm gương: không thay đồ trước mặt con, không đem cơ thể người khác ra làm trò đùa nói chuyện…Đồng thời, cha mẹ nên thường xuyên đọc sách cho con về giáo dục giới tính, các kiến thức sinh sản… Khuyến khích con được nói “KHÔNG” nếu ai đó muốn đụng vào cơ thể con nếu con không muốn.

Tạo nền tảng giáo dục vững chãi cho con khi bắt đầu lớn

Tạo nền tảng giáo dục vững chãi cho con khi bắt đầu lớn

Quan sát, ứng xử nhẹ nhàng và không được thỏa hiệp

Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý và kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ, khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường như: sợ sệt, ngại ngùng, khóc lóc, sợ hãi, hoảng hốt… mẹ cần nhẹ nhàng trò chuyện, hỏi han để dần nhận ra sự bất thường. Nếu phát hiện vết xước, sưng tấy, bầm tím trên cơ thể con thì mẹ cần hỏi nguyên nhân để đề phòng chuyển từ sàm sỡ mức độ 1 thành xâm hại tình dục. Tất cả hành động với con cần nhẹ nhàng, từ tốn, tạo sự tin tưởng để trẻ kể lại sự việc. Đặc biệt, phụ huynh không nên nóng giận, chửi bới, đánh đập càng khiến trẻ thêm lo sợ, tổn thương và càng không dám bộc lộ những bí mật đó.

Sau khi phát hiện sự việc, phụ huynh không nên chửi bới, đe dọa, trả thù đối tượng gây ra sự việc bởi làm như vậy, nhiều người sẽ biết đến, gây ảnh hưởng đến danh dự của trẻ. Bố mẹ cần âm thầm thu thập chứng cứ, nói chuyện thẳng thắn với đối tượng để có cách giải quyết tiếp theo. Tuyệt đối không vì danh dự mà xuề xòa cho qua hay nhận tiền để im lặng. Điều đó chỉ càng khiến cho trẻ mất hết niềm tin ở người lớn và sẽ còn nhiều trẻ mắc phải tình trạng này.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội