Những nguy cơ sức khỏe ở trẻ khi mẹ nhiễm HIV

Mang thai là một hành trình khó khăn, nó còn gian nan hơn rất nhiều đối với những bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV với suy nghĩ làm sao để con mình được sinh ra khỏe mạnh?

Mẹ bầu bị nhiễm HIV 

HIV/AIDS – Căn bệnh thế kỷ

HIV là một virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Virus HIV có khả năng làm suy yếu và phá vỡ dần hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến bạn dễ mắc các bệnh lý mà hệ thống miễn dịch có thể chống lại như viêm phổi, viêm họng, cảm cúm…

Bạn có thể nhiễm HIV trong nhiều năm mà không bị AIDS. Khi các triệu chứng xuất hiện và hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ thì người bệnh mới chuyển sang giai đoạn AIDS. Vì vậy, AIDS được xem là giai đoạn cuối của bệnh HIV.

Mẹ bầu nhiễm HIV sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nào?

  • Đối với sức khỏe mẹ: Mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhiễm trùng do hệ miễn dịch bị suy giảm không còn đủ khả năng chống đỡ các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Ngoài ra, mẹ bầu tăng nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sinh non, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ.
  • Đối với sức khỏe bé: Người mẹ nhiễm HIV có thể lây nhiễm virus sang thai nhi thông qua tuần hoàn nhau thai. Ngoài ra, các bệnh lý nhiễm trùng mà người mẹ mắc phải cũng có thể truyền nhiễm sang bé gây các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng của trẻ.

Virus HIV lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Theo kiến thức được các mẹ chia sẻ trên chuyên mục tâm sự Eva thì Virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua tuần hoàn nhau thai và sữa mẹ trong các giai đoạn sau:

  • Lây truyền virus HIV ở giai đoạn sớm: Nhai thai là một hàng rào bảo vệ vững chắc ngăn cách máu mẹ và máu con. Virus HIV khó có thể vượt qua hàng rào bảo vệ này để xâm nhập vào cơ thể thai nhi. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi trứng bắt đầu được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung và nhau thai đang trong quá trình hình thành virus sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào cơ thể thai nhi.
  • Trong quá trình chuyển dạ: Tại thời điểm chuyển dạ thì virus HIV có nhiều nguy cơ cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua tổn thương niêm mạc trong quá trình chuyển dạ.
  • Lây truyền trong giai đoạn cho con bú: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng virus HIV có tồn tại một lượng nhỏ trong sữa mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm loại virus này.

Phương pháp nào ngăn ngừa nguy cơ lây truyền virus HIV từ mẹ sang con?

Ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Một số biện pháp đang được áp dụng giúp hỗ trợ và làm giảm nguy cơ lây truyền virus HIV từ mẹ sang con:

  • Uống thuốc kháng virus dạng kết hợp trong suốt quá trình mẹ mang thai
  • Sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tải lượng virus HIV trong máu mẹ tăng cao
  • Nên duy trì thuốc kháng virus ngay cả khi chuyển dạ và khi sinh
  • Cho bé sử dụng thuốc kháng virus sau sinh
  • Tư vấn bác sĩ khi cho trẻ bú sữa mẹ

Lưu ý dành cho người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Trong quá trình chăm sóc thai phụ nhiễm HIV, bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Thai phụ nên dùng riêng một số đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm…
  • Mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hở cho bà bầu và tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương.
  • Các dụng cụ như khăn, quần áo… đã dính máu cần phải được ngâm nước Javen (0,1 – 0,5%) 30 phút trước khi giặt lại bằng xà phòng.
  • Các giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cảnh báo khi người chăm sóc bị dính máu hoặc dịch tiết người bệnh cần rửa tay bằng xà bông ngay và sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý, người thân của thai phụ có nhiễm HIV nên liên lạc với trung tâm y tế uy tín để được hướng dẫn biện pháp phòng lây nhiễm.
  • Với các loại rác có máu, dịch tiết như giấy vệ sinh, bông, kim tiêm, băng gạc… cần cho vào 2 lần túi nilông và buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội