Những điều cần biết về u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Chị em cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh u nang buồng trứng để chủ động phòng ngừa và điều trị.

U nang buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là tình trạng u có vỏ bọc, bên trong chứa đầy chất lỏng hoặc mô hình thành và phát triển trên bề mặt, bên trong buồng trứng của phụ nữ. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Những nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng có thể kể đến là:

  • Tiền sử gia đình có người mắc u nang buồng trứng.
  • Những người thừa cân, béo phì, khó kiểm soát cân nặng.
  • Những người thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Nang trứng không giải phóng trứng, nó ngày một lớn lên và thành u nang buồng trứng. Các nang trứng phát triển không tốt, không hấp thu được các chất lỏng trong buồng trứng.
  • Nhiễm trùng vùng chậu, lan ra buồng trứng, vòi trứng.
  • Do thể vàng phát triển gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Do các vấn đề liên quan đến hormone như dư thừa hormone Chorionic gonadotropin.

Tiến triển bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Vỡ u nang: Khi những bao chứa dịch nhầy bị vỡ, dịch sẽ tràn ra ngoài.
  • Xoắn buồng trứng: U có kích thước lớn và cuống dài sẽ khiến nang di động, buồng trứng dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu trong khung chậu, dẫn tới xoắn buồng trứng.
  • Nhiễm khuẩn, hoại tử u nang: Xảy ra khi buồng trứng bị xoắn, không chỉ cắt giảm hoàn toàn lượng máu đến buồng trứng mà còn dẫn đến nhiễm khuẩn, hoại tử buồng trứng, thậm chí có thể gây tử vong.
  • Tiến triển thành ung thư: Nếu không can thiệp và điều trị sớm, u nang buồng trứng có nguy cơ tiến triển thành ung thư, đe doạ tới sự sống của người bệnh.

Khi có những dấu hiệu bất thường chị em cần đi khám để được chuẩn đoán và điều trị

Khi có những dấu hiệu bất thường chị em cần đi khám để được chuẩn đoán và điều trị

Triệu chứng u nang buồng trứng

Cũng như nhiều căn bệnh của mẹ khác, khi bị u nang buồng trứng cơ thể chúng sẽ sẽ có một vài dấu hiệu điển hình sau:

  • Nhu động ruột bị ảnh hưởng do tác động của u nang lên ruột, khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đi đại khó khăn.
  • U nang buồng trứng với kích thước lớn sẽ chiếm toàn bộ không gian bên trong, khiến cho vùng bụng to lên mất kiểm soát, gây ra những cơn đau bụng dưới, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
  • Những bao dịch u nang tạo áp lực lớn lên bàng quang khiến người bệnh buồn tiểu liên tục, đồng thời bị viêm đường tiết niệu.
  • U nang còn chèn ép cơ hoành gây khó thở, đè nén lên các dây thần kinh dọc xương chậu, gây ra những cơn đau lưng, đau chân, đau vùng chậu.
  • Khi khối u phát triển nhanh, người bệnh sẽ gầy yếu, sút cân, suy sụp thể trạng…
  • Nguy hiểm hơn, u nang có thể gây xoắn buồng trứng, hoại tử, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí biến chứng thành ung thư và đe doạ đến tính mạng của người bệnh.

Để chẩn đoán chính xác u nang buồng trứng, các bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng, siêu âm buồng trứng, siêu âm bằng đầu dò âm đạo, thử HCG, khám tiểu khung, chụp Xquang, xét nghiệm giải phẫu… Tuỳ từng kích thước, đặc điểm hình thái học của khối u, loại u nang, tình trạng bệnh, độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Nếu u nang tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể kê thuốc tránh thai dạng uống cho người bệnh. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý uống thuốc mà không theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc tự ý bỏ thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, vì như thế có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng nhưu sự phát triển của bệnh. Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp bắt buộc.
  • Cần tiến hành phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân đã mãn kinh hoặc gần mãn kinh, u nang tồn tại trên 3 tháng, không biến mất sau khi điều trị bằng thuốc 3 tháng, khi vỡ u nang, xoắn buồng trứng, khi khối u có kích thước lớn trên 10cm, khối u ác tính.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp chị em hiểu rõ về căn bệnh u nang buồng trứng để có cách phòng ngừa sao cho hiệu quả.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội