Một số phương pháp giúp cha mẹ dạy trẻ tập trung tốt hơn

Trẻ mới lớn thường gặp khó khăn trong việc tập trung khi học tập, tiếp nhận thông tin gây ảnh hưởng tới kết quả học tập. Do đó, việc áp dụng các phương pháp dạy trẻ tập trung là điều cha mẹ cần làm.

Ngay từ nhỏ, trẻ em cần phải được dạy cách tập trung, bởi đây là một kỹ năng rất quan trọng, quyết định rất nhiều tới khả năng học tập và tiếp nhận những thông tin trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới các mẹ một số phương pháp để dạy con đang lớn biết cách tập trung.

Dành nhiều thời gian cho con

Có một thực trạng phổ biến hiện nay, đó là các bậc cha mẹ thường mải mê kiếm tiền mà ít dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái. Theo một nghiên cứu cho biết, bé sẽ tập trung chơi, học tập được tốt hơn khi được bên cạnh cha mẹ, bởi bé cảm thấy yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bạn ở bên cạnh. Do đó, cho dù công việc kiếm tiền là quan trọng, nhưng các bậc làm cha mẹ hãy cố gắng thu xếp thời gian để bên con nhiều hơn.

Kiên nhẫn với trẻ

Sẽ không có bất ngờ khi trẻ chẳng chịu lắng nghe bạn nói, bởi tính ham chơi của trẻ, điều này có thể sẽ khiến bạn mất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiên nhẫn, đừng vội mắng trẻ mà hãy dành cho bé tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt và sự động viên kịp thời.

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả nhất là cha mẹ cần lặp đi lặp lại lời nói trong nhiều lần cùng với những hiệu ứng sinh động để trẻ chú ý hơn. Làm điều này nhiều lần sẽ tạo thói quen phản xạ cho con yêu khi bạn ra hiệu.

Cần không gian yên tĩnh

Để dạy trẻ tập trung học tập, lắng nghe bạn nói thì bạn phải bảo đảm được không gian yên tĩnh cho trẻ, trẻ kém tập trung nếu nơi bé ngồi học quá ồn ào hoặc bừa bãi. Tập sách phải luôn được sắp xếp gọn gàng, bút viết phải bỏ vào hộp, dẹp hết sách báo cũ, hãy tắt tivi hay chương trình ca nhạc đi để bé không bị tác động, làm mất tập trung.

Tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất

Để dạy trẻ tập trung được, thì bạn cần chuẩn bị kỹ vấn đề tâm lý cho trẻ. Hãy tạo cho trẻ một bầu không khí vui vẻ, thoải mái, vì điều này không những tạo ra động cơ tập trung học tập cho trẻ mà còn giúp trẻ có thể duy trì được động cơ đó. Dần dần, kỹ năng tập trung học tập của trẻ tốt hơn.

Thông thường, trẻ chỉ tập trung được khoảng 10-15 phút. Do đó, đừng nên ép trẻ phải tập trung lâu hơn, điều này sẽ khiến cho trẻ ức chế, khiến cho mọi hoạt động của trẻ kém hiệu quả hơn.

Sau một khoảng thời gian trẻ phải tập trung học tập, bạn nên cho trẻ đứng dậy hoặc nằm xuống hít thở sâu vài phút. Cách này sẽ giúp làm dịu thần kinh, thư giãn, giúp trẻ có thể lấy lại năng lượng để tiếp tục tập trung học.

Đề ra mục tiêu để dạy trẻ tập trung

Hãy đặt ra mục tiêu cho bé thực hiện, ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay. Thiết lập khoảng thời gian thích hợp với bé. Nếu bé không hoàn thành được mục tiêu đề ra ban đầu thì cũng không nên nổi giận với bé, điều này sẽ khiến cho trẻ bị tự ti về chính bản thân mình, lâu dần sẽ khiến trẻ nhút nhát, ít năng nổ hơn. Cố gắng động viên để con hoàn thành mục tiêu đề ra một cách dễ dàng nhất nhé!

Cha mẹ cần kiên nhẫn để dạy trẻ tập trung

Cha mẹ cần kiên nhẫn để dạy trẻ tập trung

Tăng dần mục tiêu

Khi trẻ đã hoàn thành tốt được mục tiêu mà bạn đã đề ra, thì hãy kéo dài thêm thời gian để trẻ có thể tập trung được lâu hơn, kéo dài thêm 30 giây nữa vào buổi học hôm sau. Hãy nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.

Quan sát trẻ trong khi học

Đôi khi trẻ có thể tập trung học lâu hơn thời gian mà bạn đã đề ra. Cha mẹ hãy quan sát và tìm hiểu xem điều gì khiến cho trẻ tập trung được lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Điều này sẽ giúp cha mẹ có thể xây dựng cho mình phương pháp dạy trẻ kém tập trung phù hợp nhất với bé. Áp dụng tuyệt chiêu này cho những lần sau, trẻ sẽ ngày càng kéo dài thời gian tập trung.

Để cho trẻ làm chủ

Khuyến khích trẻ chủ động thực hiện mọi việc và thực hành kỹ năng tập trung khi học là điều cha mẹ nên làm. Chỉ giúp đỡ khi trẻ cần sự giúp đỡ chứ đừng để trẻ phải phụ thuộc hẳn vào bạn.

Thường xuyên trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên

Việc các phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của trẻ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cho nhau là điều cần thiết để tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung và học tập tốt.

Trong thời đại hiện nay, trẻ rất dễ bị mất tập trung từ nhiều tác động khác bên ngoài, điều này khiến cho việc dạy trẻ tập trung gặp không ít khó khăn. Do đó, cha mẹ và thầy cô phải hết sức kiên nhẫn dạy cho trẻ biết tập trung, đặc biệt là trong giai đoạn đầu để hình thành thói quen tốt cho bé. Thói quen này sẽ theo trẻ suốt cuộc đời.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội