Bật mí cho mẹ những nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng
“Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có làm sao không” là câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều những ông bố bà mẹ. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
- Cha mẹ cần dạy con về giá trị đồng tiền càng sớm càng tốt
- Hình thành kỹ năng tham gia giao thông cho trẻ mầm non
- Mẹ Việt nên học người Nhật cách giáo dục trẻ sơ sinh
Hiện tượng sôi bụng thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hiện tượng sôi bụng thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. “Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì có làm sao không?” là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc dành cho giaoductretho.net. Chúng tôi cũng xin được giải đáp thắc mắc này. Sôi bụng tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của bé tuy nhiên nó cũng tác động không hề nhỏ đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Những dấu hiệu thường xuyên chúng ta có thể thấy khi trẻ bị sôi bụng như không thèm bú sữa mẹ quấy khóc hay trớ khi bú nhiều. Ngoài ra những hiện tượng kèm theo như tiêu chảy nhẹ hoặc nặng cũng có thể thường xuyên xuất hiện. Triệu chứng tùy theo thể trạng của từng bé mà có thể khỏi sau một ngày hay xảy ra trong thời gian kéo dài.
Nguyên nhân dẫn đến chứng sôi bụng ở trẻ sơ sinh
Một trong những nguyên nhân chính được cho là lý do khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đó chính là chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Với những bé đang còn trong thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn bị sôi bụng có thể là do người mẹ ăn những loại thức ăn lạ, khó tiêu, cay nóng hay chứa nhiều dầu mỡ. Những bé bú sữa ngoài có thể là do chưa kịp thích nghi với loại sữa mới hay những dụng cụ sử dụng như núm vú, bình bú chưa được vệ sinh một cách sạch sẽ. Không chỉ vậy đôi khi những cách pha sữa hay cho bé bú không phù hợp khiến không khí lọt vào nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.
Lý do khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đó chính là chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Cách phòng tránh và chữa trị cho chứng sôi bụng ở trẻ nhỏ
Bên cạnh việc trả lời cho thắc mắc “trẻ sơ sinh bị sôi bụng thì có làm sao không?” các Y sĩ đa khoa cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho những bà mẹ có con nhỏ. Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng như quấy khóc, sôi bụng chúng ta có thể đổi các tư thế bồng bé, đặt bé xuống giường và gập đầu gối liên tục hay vỗ nhẹ vào phần lưng để bé có thể ợ hơi ra.
Bên cạnh đó để có thể phòng tránh hiện tượng sôi bụng chúng ta nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm từ sữa nhưng không chứa nhiều lactose bởi chúng là nguyên nhân chính khiến cho bé bị tiêu chảy, đi ngoài, cắt giảm đi hàm lượng lactose là cách chúng ta được khuyên để hạn chế tình trạng trẻ bị sôi bụng. Các mẹ cũng có thể tham khảo thêm về tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn chuẩn cho con.
Cần cho trẻ bú đúng cách để giảm tối đa lượng không khí lọt gây sôi bụng ở trẻ
Ngoài ra trong khoảng thời gian đang còn cho con bú chúng ta cũng cần để ý đến một số loại thực phẩm có thể tạo ra không khí khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng như là cà chua, bông cải xanh, cam quýt, súp lơ, giá đỗ hay các sản phẩm từ đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì vậy mà các mẹ chúng ta nên hạn chế ăn những loại thực phẩm này để có thể giảm đi được những lượng không khí sinh ra trong bụng trẻ. Với những bé đang sử dụng sữa ngoài chúng ta nên học phương pháp pha sữa đúng cách để giảm một cách tối đa lượng không khí có thể lọt vào trong hệ tiêu hóa. Luôn sử dụng những dụng dụ phá, núm vú, bình sữa đã được tiệt trùng một cách sạch sẽ nhất.
Nguồn: giaoductretho.net