bật mí cho mẹ 4 phương pháp giúp con vượt qua khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3

Tâm lý trẻ lên 3 biến đổi với những tính cách ngang ngược, ương bướng khiến không ít cha mẹ cảm thấy hoang mang, mẹ nên làm sao để cùng con vượt qua thời gian này?

Tâm lý trẻ lên 3 biến đổi tính cách ngang ngược khiến ba mẹ cảm thấy hoang mang

Tâm lý trẻ lên 3 biến đổi tính cách ngang ngược khiến ba mẹ cảm thấy hoang mang

Khi con bắt đầu bước vào khoảng thời gian đạt 3 năm tuổi, không ít và mẹ cảm thấy lo lắng và hoang mang bởi con trẻ từ ngoan ngoãn nghe lời bỗng nhiên thay đổi tính cách, ngang bướng và vô lí. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để có thể nắm bắt tâm lý trẻ lên 3 trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến tâm lý trẻ lên 3 có nhiều thay đổi

3 tuổi là lúc trẻ bắt đầu phát triển kĩ năng nhận thức một cách rõ rệt, biết phân biệt giữa con gái, con trai và những ý thức về riêng bản thân bắt đầu nảy sinh, những hành động bất thường để có thể khẳng định được cái tôi của bản thân. Trẻ muốn được tự ăn, tự mặc đồ và đặc biệt muốn được mọi người khen khi làm tốt.
Những thay đổi trong suy nghĩ, cảm thấy bản thân đã lớn khiến trẻ muốn làm những gì mình thích và tự bản thân quyết định thay vì người lớn. Khi không đạt được mong muốn thì bắt đầu quậy phá dữ dội.

Nhiều phụ huynh chọn phương pháp “dỗ dành” hoặc “đàn áp” để dạy con

Nhiều phụ huynh chọn phương pháp “dỗ dành” hoặc “đàn áp”  để dạy con 

Ngoài ra một trong những thay đổi thường gặp ở tâm lý trẻ lên 3 đó là xu hướng chống đối lại cha mẹ, đây chỉ là cách mà chúng muốn thể hiện sự khác biệt. Nhiều phụ huynh chọn phương pháp “dỗ dành” hoặc “đàn áp” để dạy con ngoan tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý thì đây đều là những phương pháp phản khoa học. Do vậy khi các bé “quậy” chúng ta cần giữ bình tĩnh và lựa chọn những phương pháp ứng xử phù hợp hơn với bé.

Giải quyết khủng hoảng tâm lý trẻ lên 3

Tập cho trẻ tính độc lập: tập cho bé tự làm việc nhà nằm trong khả năng để giúp đỡ ba mẹ như: quét nhà, gấp quần áo, cất giày dép hay tự dọn đồ chơi,…

Giúp trẻ nâng cao kĩ năng sống: Cho con tham gia những hoạt động thể dục thể thao hay cho con theo học những môn năng khiếu như đàn, vé, nhảy múa, hát hay học bơi. Điều này khiến con đang lớn trở nên nhanh nhẹn, không còn suy nghĩ nhiều về việc thể hiện cái tôi cá nhân.

Thay vì cấm đoán hãy cùng con thực hiện những việc mà con thích

Thay vì cấm đoán hãy cùng con thực hiện những việc mà con thích 

Nâng cao khả năng cho trẻ: Khi trẻ muốn được tham gia và hoàn thành một việc gì đó ở ngoài khả năng của bản thân, chúng ta có thể hướng dẫn, chỉ bảo và làm mẫu để bé có thể noi theo.

Tạo điều kiện và môi trường cần thiết giúp bé vui chơi thoải mái: Thay vì cấm đoán trẻ không được làm những việc ngoài khả năng, ba mẹ có thể mua cho con những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, hay thậm chí là cùng con chơi những trò đóng vai. Bé thích làm người lớn, làm những việc như người lớn thì mẹ có thể cho bé chơi trò chơi đồ hàng cùng khi chúng ta đang chuẩn bị bữa cơm cho gia đình hay thậm chí có ba có thể cùng con chơi những trò chơi sử đồ đạc,….

Nguồngiaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội