Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý rối loạn tiền đình hiệu quả

Hội chứng rồi loạn tiền đình thường gặp ở lao động trí óc. Khi mắc rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ gặp các hiện tượng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, choáng váng…

Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý rối loạn tiền đình hiệu quả

Bác sĩ hướng dẫn cách xử lý rối loạn tiền đình hiệu quả

Tiền đình là cơ quan nằm sau hai phía ốc tai, nó có chức năng duy trì sự cân bằng của các hoạt động: đứng, nằm, di chuyển, cúi xuống hay đứng lên… Tiền đình sẽ giữ cho cơ thể luộn ở trạng thái thăng bằng, do các thần kinh cấp cao ở não điều khiển. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì và nguyên nhân do đâu?

Rối loạn tiền đình thực ra không phải là một bệnh mà là một hội chứng, nó gây mất cân bằng cho cơ thể. Theo những nghiên cứu gần đây, hội chứng rồi loạn tiền đình hay gặp nhất ở lứa tuổi trưởng thành và tầng lớp lao động trí óc. Khi mắc rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ gặp các hiện tượng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, choáng váng…

Hội chứng rối loạn tiền đình có thể xảy ra trong một vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tuy nó không ảnh hưởng đến tính mạng luôn nhưng nó mang lại những hệ lụy rất nguy hiểm. Khi gặp các triệu chứng này, tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ.

Một số triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình:

  • Chóng mặt:Hầu hết bệnh nhân đều gặp triệu chứng này. Ban đầu, triệu chứng này còn xảy ra ít nhưng tăng dần theo thời gian, theo mức độ nặng của bệnh về cả tần suất và mức độ. Bệnh nhân thấy mọi thứ xung quanh chao đảo hoặc cơ thể đang quay tròn, kèm theo buồn nôn và không giữ được thăng bằng. Kèm theo đó là tình trạng đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhìn mờ…
  • Ngất xỉu:Bệnh nhân ngất xỉu do thiếu mãu lên não, xảy ra đối với tùy bệnh nhân và nguy cơ cao nhất xảy đến ở những người: thiếu máu lên não, huyết áp cao, mỡ máu cao, rối loạn chức năng tim…
  • Mất thăng bằng và mất phương hướng không gian: bệnh nhân thấy người chao đảo, đi như người say, không thể đứng vững. Triệu chứng này là do sự mất thông tin của tiểu não từ cơ thể

Một số triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình:

Một số triệu chứng điển hình của hội chứng rối loạn tiền đình

Ngoài ra còn rất nhiều triệu chứng khác: Rối loạn thị giác, thính giác; Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi…

Đây cũng là vấn đề bệnh của mẹ mà nhiều phụ nữ sau khi sinh con hay gặp phải.

Một số phương pháp dùng để điều trị rối loạn tiền đình

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình, có người theo tây y cũng có người tìm đến các thầy thuốc đông y để chữa bệnh. Thực chất không có phương pháp nào là hoàn hảo mà chúng ta nên kết hợp để có hiệu quả tốt nhất.

  • Sử dụng thuốc tân dược

Có khá nhiều loại thuốc tân dược để hỗ trợ chức năng tiền đình không điều trị làm dứt nguyên nhân gây bệnh, hầu hết là các thực phẩm chức năng có chứa các thành phần thảo dược hay dược chất có tác dụng đưa máu lên não: Coenzym Q10, ginko, cinnarin, vipocetin…. Bởi vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc.

  • Tập thể dục

Hoạt động nhẹ nhàng theo các liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình là khá hữu ích: đó là các bài tập về đầu, mắt và cơ thể nhằm tăng sư thích nghi và nhìn nhận xử lý thông tin của tiền đình, kết nối với nhìn và sự nhận cảm của cơ thể với môi trường xung quanh. Ngoài ra, việc tập thể dục còn tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong cải thiện tình trạng hội chứng rồi loạn tiền đình. Bệnh nhân nên ăn uống theo khẩu phần hợp lý, đầy đủ rau xanh, vitamin và thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tranh ăn nhiều đồ dầu mỡ. Với bệnh nhân đang giảm cân, nên theo chế độ ăn hợp lý để bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể, mỗi ngày uống đủ 2 lít nước và hoạt động nhẹ nhàng tăng dần theo sức cơ thể.

Một số phương pháp dùng để điều trị rối loạn tiền đình

Một số phương pháp dùng để điều trị rối loạn tiền đình

  • Chế độ sinh hoạt phù hợp

Đề phòng triệu chứng xảy ra khi tham gia giao thông ( với bệnh nhân hay say xe); tránh đọc sách khi đang di chuyển bằng phương tiện giao thông, tránh nghe nhạc với âm thanh lớn…

  • Sử dụng thuốc đông y

Một số vị thuốc có tác dụng: đương quy, bồ hoàng, củ hoài sơn, hoàng liên…

Bên cạnh đó có thể áp dụng một số liệu pháp cổ truyền giúp lưu thông kinh mạch: ngâm chân nước nóng buổi tối trước khi đi ngủ( trước khi đi ngủ bệnh nhân có thể ngâm chân vào nước nóng tầm 40 độ- 45 độ trong vòng 30 phút); tự day ấn huyệt( thái dươg hay một số huyệt sau gáy) để làm dịu tình trạng bệnh.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội