Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh chia sẻ 7 cách giúp trẻ hết khóc đêm
Có vô vàn nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm như con đói, trẻ bị bệnh, tã ướt,… Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ thường xuyên khóc đêm?
- Viêm họng cấp ở trẻ đừng chủ quan để hối hận
- Hướng dẫn bảo vệ con khỏi các căn bệnh trong mùa mưa
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
Vì sao trẻ khóc đêm?
Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: Không phải lúc nào con cũng đói, bị bệnh hay tã ướt, mà có thể con chỉ đang chuyển từ trạng thái ngủ này sang trạng thái ngủ khác nên khóc một chút. Trường hợp quyết định can thiệp, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm chăm con dưới đây:
Cách thứ 1: Chờ đợi
Khá nhiều các cha mẹ khi thấy bé bắt đầu khóc giữa đêm liền đánh thức trẻ dậy, vỗ về. Tuy nhiên bạn vẫn nên quan sát và chờ đợi một lúc bởi đó có thể chỉ là quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu trước khi ổn định lại.
Cách thứ 2: Bọc con lại bằng các tấm chăn
Chính không gian trong tử cung đã khiến em trẻ quen với việc có thứ gì đó quấn quanh mình mọi lúc. Vì vậy mà bạn có thể dễ dàng giải thích tại sao bé cảm thấy thoải mái hơn khi được bao bọc bằng các tấm chăn. Vì vậy trường hợp muốn tìm hiểu cách xử lý bé khóc đêm, bạn hãy thử quấn trẻ bằng 1 lớp chăn mỏng để giúp con duy trì giấc ngủ mà không bị gián đoạn.
Cách thứ 3: Bế con lên
Giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh( Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ cách thứ 3 vô cùng đơn giản đó là, các mẹ hãy bế con lên và di chuyển qua lại khi trẻ bắt đầu khóc đêm để dỗ dành bé. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt trẻ lên nôi hoặc võng khi trẻ bắt đầu khóc đêm, những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm dịu sự khó chịu của con và đưa trẻ vào giấc ngủ.
Cách thứ 4: Giữ nhiệt độ phù hợp
Hiện nay thời tiết đang chuyển mùa thu sang đông, vì vậy nhiệt độ có thể di lệch. Bé có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh trong đêm trường hợp nhiệt độ thay đổi. Do đó bạn nên kiểm tra trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ được che chắn đúng cách cũng như tránh các bệnh lý ở trẻ như viêm họng, viêm mũi nhưng không bọc quá nhiều lớp trừ trường hợp bạn đang sống ở vùng khí hậu rất lạnh.
Giữ nhiệt độ phòng thích hợp trong thời điểm chuyển mùa
Cách thứ 5: Tránh làm trẻ chú ý
Trường hợp trẻ nhận ra những điều khiến trẻ có lợi hơn bình thường thì việc trẻ khóc có thể xảy ra. Chẳng hạn bạn ôm trẻ lâu hơn hoặc bế con đi dạo xung quanh nhà vào buổi đêm, con sẽ quấy khóc để được tận hưởng cảm giác này thường xuyên hơn.
Vì vậy trường hợp không muốn con khóc đêm, bạn nên tránh tạo ra các thói quen trên cũng như hạn chế bật đèn quá sáng bởi đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ tỉnh táo.
Cách thứ 6: Dùng núm vú giả
Đây là một trong những cách đơn giản giúp trẻ tránh được tình trạng khóc đêm do chúng có thể thỏa mãn những trẻ có sở thích ngậm ti mẹ. Sau khoảng bảy tháng tuổi, con sẽ mất hứng thú và phụ thuộc vào núm vú. Trường hợp bạn thắc mắc vấn đề ngậm ti giả có hại đến sức khỏe của trẻ thì bạn không cần quá lo lắng bởi hoạt động này theo các chuyên gia sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Cách thứ 7: Tạo ra âm thanh
Một sự thật ngạc nhiên khác dành cho các cha mẹ là việc tử cung không hẳn đã im ắng như nhiều người từng nghĩ mà tràn ngập các âm thanh khác nhau như tiếng mẹ bầu ngâm nga, tiếng tim đập, tiếng dạ dày hoạt động… các bé đã quen nghe tất cả những tiếng động xảy ra bên trong cơ thể trước đây, do đó ngủ trong im lặng có thể gây khó chịu.
Để giúp trẻ không còn khóc đêm, các giảng viên Cao đẳng Hộ Sinh tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyên các mẹ nên tìm đến những âm thanh mang đến tác dụng làm dịu bao gồm tiếng ồn trắng, các câu hát ru, tiếng nước chảy, tiếng sóng vỗ,…
Khóc đêm khiến trẻ mất ngủ, lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi thấy trẻ có biểu hiện lạ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, thông tin tại website chỉ mang tính chất tham khảo.
Nguồn: Giáo dục trẻ thơ 2020 tổng hợp