Cách bảo quản và rã đông sữa mẹ

Để đảm bảo sữa mẹ còn nguyên giá trị dinh dưỡng thì các mẹ phải bảo quản, trữ sữa rã đông và hâm nóng đúng nhiệt độ.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Sau quãng thời gian nghỉ thai sản, các bà mẹ phải trở lại với công việc và rời xa bé yêu từ 8-10 giờ mỗi ngày. Trong khoảng thời gian con dưới 1 tuổi thì sữa vẫn là thực phẩm chính, vì thế dinh dưỡng trong giai đoạn này là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Nhiều người vẫn muốn con được hưởng nguồn dinh dưỡng quá giá từ sữa mẹ nên lựa chọn phương pháp vắt sữa và trữ đông. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách bảo quản sữa mẹ tốt. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ hiểu về cách bảo quản và rã đông sữa đúng cách cho bé yêu.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Để bảo đảm độ tinh khiết và an toàn nguồn sữa mẹ cho bé thì cần bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Sữa mẹ sau khi được vắt ra nên đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng, dán nhãn bên ngoài túi trữ sữa và ghi rõ ngày, giờ vắt, tên của bé (nếu bé được gửi đi nhà trẻ). Bảo quản sữa vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không thể thì phải để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26°C và không quá 6 giờ. Để sữa tránh xa nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác. Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.

Sữa mẹ sẽ tinh khiết ở trạng thái đông và có thể trữ trong vòng từ 1 – 2 tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn, khoảng ba tháng khi trữ trong tủ lạnh hai cửa có phun sương, thậm trí sáu tháng trong loại tủ luôn duy trì mức nhiệt là -18° C. Mẹ có thể chia sữa thành các túi nhỏ với dung tích từ 80 – 120 ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, khi rã đông thì sữa tan nhanh hơn. Nếu chẳng may bị mất điện trong thời gian dài, bạn có thể lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Rã đông và hâm nóng sữa mẹ

Rã đông và hâm nóng sữa mẹ

Theo kinh nghiệm nuôi con của một số bà mẹ “bỉm sữa” khi cho trẻ dùng sữa trữ đông, bạn nên lấy sữa vắt trước dùng trước, sữa vắt sau dùng sau. Dã đông cho sữa bằng nước ấm hoặc máy dã đông sữa chuyên dụng chứ không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên. Bạn có thể hấp cách thủy hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng khoảng 40° C. Lưu ý không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm hỏng sữa. Sau khi hâm cần lắc nhẹ chai sữa để phần váng sữa và sữa trộn lẫn với nhau, không lắc quá mạnh vì sẽ làm phân hủy một số chất dinh dưỡng có giá trị có trong sữa. Hãy kiểm tra nhiệt độ sữa để đảm bảo sữa ấm nhưng không quá nóng trước khi cho bé bú. Nếu bé bú không hết sữa sau khi rã đông thì phải bỏ đi và không tích sữa lại.

Dụng cụ bảo quản sữa sử dụng như thế nào?

Nuôi con khỏe chưa bao giờ là điều dễ dàng, vì thế các thức ăn đưa vào cơ thể bé đều phải đảm bảo được chất lượng và an toàn. Với việc trữ đông, mẹ có thể sử dụng bình và túi sữa chuyên dụng.

Với bình trữ sữa thì mẹ nên dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa. Khuyến cáo nên dùng bình thủy tinh hơn là bình nhựa. Cần rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình chuyên dụng và nước ấm, để khô trước khi sử dụng. Không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống.

Dụng cụ bảo quản sữa

Với túi sữa chuyên dụng bạn có thể mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ. Cho khoảng 60 – 120ml sữa vào túi để trữ, ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, bạn đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở. Để túi trong tủ đá nơi nhiệt độ luôn duy trì ở mức dưới âm độ. Nên chọn túi trữ sữa của thương hiệu uy tín để tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số chất dẻo có trong các loại túi kém chất lượng còn có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa, vì thế các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo các mẹ nên mua các loại túi chất lượng để đảm bảo sự an toàn cũng như giá trị dinh dưỡng cho con.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội