Cha mẹ cần cẩn trọng phòng tránh bệnh cho trẻ khi giao mùa
Thời tiết giao mùa nóng lạnh thất thường khiến cho các loại virus dễ bùng phát gây ra nhiều các loại dịch bệnh, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ. Vậy đó là những bệnh lý nào?
- Vì sao trẻ sơ sinh thường mắc chứng tiêu chảy?
- Cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
- Làm sao để trẻ bớt quấy khóc khi bước vào thời kỳ mọc răng?
Cha mẹ cần cẩn trọng phòng tránh bệnh cho trẻ khi giao mùa
Để cùng tìm hiểu về những bệnh trẻ dễ mắc trong thời tiết giao mùa xuân-hè, sau đây nhóm phóng viên sẽ cùng các bác sỹ là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cùng trao đổi về vấn đề này.
Những điều cần biết về bệnh giao mùa ở trẻ em
Thời tiết giao mùa là lúc sức khỏe của bạn mong manh nhất do nhiều loại virus, vi khuẩn vây quanh dễ phát triển các loại dịch bệnh, nhất là với những người có sức đề kháng kém như trẻ em.
Điển hình thường gặp nhất ở trẻ em là các bệnh lí đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng…
Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp khi giao mùa là gì?
Đường hô hấp nói chung rất nhạy cảm với thời tiết, khi ta hít thở không khí lạnh thì niêm mạc sẽ biểu hiện bằng cách sung huyết, phù nề và tăng tiết đờm. Sự phù nề và sung huyết đường hô hấp kéo dài này chính là môi trường thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính đường hô hấp.
Các bệnh cấp tính nặng hơn như cúm, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu… cũng đi theo phát triển. Nguyên nhân là do các bệnh này lây lan theo đường hô hấp qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn ra khi nói chuyện hay ho khạc, làm người lành hít phải.
Lấy ví dụ về bệnh thủy đậu. Nồm ẩm là điều kiện tốt nhất cho căn bệnh này phát triển và lây lan. Nó không quá nguy hiểm nhưng lại dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Đây cũng là cách nuôi con khỏe mà nhiều bà mẹ Việt Nam vẫn áp dụng từ trước đến nay.
Những cách phòng tránh bệnh khi giao mùa cho trẻ nhỏ
Để giúp phòng tránh các căn bệnh này, các mẹ nên cho con đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia và cách ly người khỏe với người đang bị mắc bệnh trong gia đình. Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh dịch do virus vì kháng sinh không có tác dụng diệt virus.
Những cách phòng tránh bệnh khi giao mùa cho trẻ nhỏ
Thời điểm giao mùa, trẻ cũng hay mắc các bệnh lí đường tiêu hóa. Lí do là thời điểm chuyển từ xuân sang hè cũng là lúc ruồi nhặng phát triển. Chúng sẽ bay hoặc đậu vào những nơi ô nhiễm rồi sau đó lại đậu vào bát thức ăn đồ uống mang theo cả các virus, vi khuẩn lây mầm bệnh tiêu chảy như chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch.
Biểu hiện của những bệnh đường tiêu hóa là đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn oẹ. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Về sốt xuất huyết, thời điểm giao mùa là thời điểm sốt xuất huyết bùng phát bệnh. Nóng lạnh thất thường sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại muỗi phát triển. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi bé ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Bệnh chân tay miệng. Nhiệt độ trong ngày chênh lệch từng thời điểm khiến cho những người có hệ miễn dịch yếu dễ nhiễm vi khuẩn và virus, nhất là người già và trẻ em. Đây là điều kiện cho bệnh tay chân miệng bùng phát.
Nguồn giaoductretho.net