Không dung nạp, dị ứng thực phẩm ở trẻ em
Dù thế nào, việc dỗ cho một bé kén ăn ở tuổi chập chững ăn ngoan thường không dễ dàng. Thêm vào đó, nếu bé có tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc không thể tiêu hóa một loại thực phẩm nào đó, mọi thứ càng trở nên rắc rối hơn.
- Dấu hiệu cảnh báo thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh thiếu máu
- Trẻ mắc bệnh quai bị có được tắm như bình thường hay không?
Không dung nạp, dị ứng thực phẩm ở trẻ em
Vậy không dung nạp thực phẩm (trường hợp khá bất tiện) khác với dị ứng thực phẩm (vấn đề sức khỏe nghiêm trọng) như thế nào? Những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được chúng.
Dị ứng thực phẩm: triệu chứng và nguyên nhân
Để hạn chế bệnh của con, bạn nên tìm hiểu thông tin sau:
Dị ứng xảy ra khi cơ thể bắt đầu phản ứng với những protein có trong thức ăn. Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, với triệu chứng khó thở, thậm chí sốc và bất tỉnh, có thể là tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạng. May mắn, hầu hết các phản ứng dị ứng đều ở thể nhẹ, bao gồm tình trạng da nổi mề đay hay đốm đỏ, tiêu chảy, nôn ói, chảy nước mũi và hắt hơi.
Sữa là nguyên nhân gây dị ứng hàng đầu ở bé. Trong số 100 bé thì có khoảng từ 2 đến 3 bị dị ứng với sữa bò; gần 95% các trường hợp dị ứng sẽ khỏi hẳn khi lên 4.
Nguyên nhân gây dị ứng phổ biến thứ hai là do các loại hạt, động vật có vỏ và lòng trắng trứng. Tình trạng dị ứng với những loại thực phẩm này thường ít biến mất khi trẻ lớn, và có thể tồn tại suốt đời.
Đậu phộng cũng thường là nguyên nhân gây dị ứng. Đây không phải là hạt mà là một loài cây thuộc họ Đậu, nên thông thường bé bị dị ứng với đậu phộng lại không dị ứng với hạt hạnh nhân, óc chó hay các loại hạt khác.
Không dung nạp thực phẩm: triệu chứng và nguyên nhân
Không dung nạp một số loại thực phẩm lại là vấn đề ít nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn khá bất tiện.
Không dung nạp lactose là khi cơ thể không tiêu hóa được lượng đường tự nhiên trong sữa. Đây là dạng không dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Trong vòng 30 phút cho đến hai giờ sau khi uống sữa, tình trạng đầy hơi, trướng bụng và tiêu chảy sẽ xảy ra. Loại không dung nạp này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở bé trên 4 hoặc 5 tuổi. Những chế phẩm khác từ sữa như sữa chua hoặc phô mai lại không gây khó chịu, vì lactose đã bị phân nhỏ trong quá trình lên men. Một số bé có thể uống một chút sữa, nhưng nếu uống quá nhiều, những triệu chứng trên sẽ xảy ra.
Không dung nạp thực phẩm: triệu chứng và nguyên nhân
Không dung nạp gluten, hay mất khả năng tiêu hóa một loại protein có trong lúa mạch và lúa mì, có thể rất nghiêm trọng. Được xem là một vấn đề về miễn dịch di truyền ở ruột, hiện tượng này có thể can thiệp đến quá trình hấp thu nhiều dưỡng chất, dẫn tới tình trạng chậm lớn và chậm tăng cân, tiêu chảy hoặc táo bón và bị kích ứng. Không dung nạp gluten có thể xuất hiện ngay khi bạn bắt đầu tập cho bé ăn những sản phẩm có chứa lúa mạch hoặc lúa mì, như ngũ cốc hoặc bánh mì.
Bạn nên làm gì khi trẻ dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm?
Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn không nên tự chẩn đoán cho bé, vì tình trạng dị ứng thực phẩm có thể khá phức tạp. Nếu bé thật sự bị dị ứng nghiêm trọng, bạn cần phải phải biết rõ mọi thành phần của các loại thức ăn chế biến sẵn.
Kem sữa và bơ thực vật là hai loại thực phẩm có chứa protein sữa, còn được gọi là casein; và bé nên tránh những thức ăn trên nhãn ghi có calcium canxi hay caseinat hoặc casein vì rất khó tiêu hóa.
Bé không dung nạp được lactose có thể uống sữa và các chế phẩm từ sữa không chứa lactose, hoặc dùng viên nhai bổ sung lactase để thay thế cho lượng enzyme còn thiếu.
Nếu bé không thể dung nạp nhiều sản phẩm từ sữa, phải đảm bảo bé được cung cấp đủ canxi thông qua những sản phẩm khác. Nước cam được tăng cường canxi có thể là một lựa chọn thay thế.
Người chăm sóc bé, cô giáo mầm non, bạn bè và những thành viên khác trong gia đình nếu cho bé ăn, nhất thiết phải biết về tình trạng dị ứng của bé và cả cách xử lý nếu có phản ứng xảy ra.
Nguồn giaoductretho.net