Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ mắc bệnh thiếu máu, vậy cha mẹ nên duy trì chế độ như thế nào để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ?

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị thiếu máu do chế độ dinh dưỡng thiếu sắt. Thiếu máu làm trẻ chậm phát triển về vận động, trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng học tập. Vì thế các giảng viên đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cải thiện chứng bệnh này như sau:

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là gì?

Tình trạng thiếu máu là một căn bệnh trẻ em thường gặp và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu chất sắt, acid folic, vitamin B12,… và thiếu máu thiếu sắt là trường hợp phổ biến nhất. Theo đó nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu sắt là do chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bệnh thiếu máu thiếu sắt tuy không ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức nhưng gây ra nhiều hệ lụy phải kể đến như thiếu máu dẫn đến thiếu máu lên não và nhiều các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, cách điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là cung cấp chất còn thiếu qua chế độ ăn hằng ngày.

Nếu duy trì chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt trong thời gian dài không cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh thiếu máu

Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ thì mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau đây để điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ:

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thịt chứa nhiều sắt như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn nạc,… trong đó thịt bò và thịt cừu là thực phẩm giàu sắt nhất. Ngoài ra chúng còn giúp hạ cholesterol trong cơ thể rất hiệu quả. Thực phẩm nên bổ sung cho trẻ trong thực đơn là gan lợn. Gan lợn sạch giàu vitamin A, B, D và rất nhiều chất khoáng cần thiết cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh thiếu máu

Hải sản

Bên cạnh thịt đỏ, hải sản cũng chứa nhiều sắt và các loại vitamin và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe như nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua, cá, hàu,… Nhiều nghiên cứu cho rằng 20 con sò có thể cung cấp 300% lượng sắt cho cơ thể cần thiết trong 1 ngày. Bạch tuộc cũng rất giàu sắt và dễ chế biến.

Các loại rau củ sẫm màu

Rau sậm màu, rau xanh là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin. Nhiều loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn, rau muống, rau ngót giàu sắt. Một loại nữ là rau diếp, ngoài giàu sắt rau diếp còn giàu kẽm giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp,… Ngoài ra, trẻ thiếu sắt nên ăn nhiều bí ngô, bởi chúng cũng giàu sắt và kẽm. Bí ngô cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cho trẻ ăn ngon miệng. Một quả bí ngô có thể cung cấp 200% lượng sắt cần thiết trong một ngày. Nhiều loại rau củ khác cũng giàu sắt như súp lơ xanh, các loại đậu đỗ, các loại hạt ngũ cốc, khoai tây,… phụ huynh cần bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn của trẻ.

Các loại trái cây

Nhiều loại trái cây như nho, đu đủ, chuối, mận, dưa hấu,… cũng rất giàu sắt. Dưa hấu là loại quả giàu sắt và ngon miệng, hấp dẫn trẻ. Dưa hấu còn có tác dụng lợi tiểu, trị bệnh huyết áp và viêm thận. Mận là trái cây chứa nhiều sắt, trong 100g mận khô có thể chứa 1,0-1,5mg sắt. Mận còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Dâu tây giàu kẽm, folate, cacbonhydrat, phytonutrient. Dâu tây còn giúp lưu thông máu trong cơ thể dễ dàng hơn. Dâu tây cũng giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Bên cạnh các loại rau của quả giàu sắt cha mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ thiếu máu những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, quýt, kiwi vì chúng giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, các bậc cha mẹ có thể tham khảo và xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lí, giúp điều trị và phòng thiếu máu ở trẻ em một cách hiệu quả, đảm bảo sức khỏe của trẻ phát triển tốt.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội