Hướng dẫn cách phân biệt đáp ứng thuốc ở người lớn và trẻ em
Để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, sự khác biệt về đáp ứng thuốc của trẻ em và người lớn rất quan trọng. Vậy sự khác biệt đó là gì và cách phân biệt ra sao?
- Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
- Có nên cho trẻ ăn gạo lứt hay không?
- Cùng khám phá 15 sự thật thú vị nói về trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách phân biệt đáp ứng thuốc ở người lớn và trẻ em
Dưới đây là thông tin chi tiết về đáp ứng thuốc ở người lớn và trẻ em.
Những khác biệt về đáp ứng thuốc ở trẻ em
Trẻ em là một đối tượng rất đặc biệt. “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Vì vậy, để tìm hiểu về sự đáp ứng thuốc ở trẻ em khác với người lớn để dùng thuốc trên đối tượng này một cách hợp lí, mời các bạn cùng đến với các giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng bàn luận về vấn đề này!
- Nhạy cảm đối với thuốc
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm đối với một số nhóm thuốc. Đặc điểm này liên quan đến sự phát triển chưa hoàn chỉnh một số cơ quan.
- Hệ thần kinh trung ương
+ Hệ thần kinh trung ương hoàn thiện chậm và phải đến 8 tuổi mới đạt mức bằng người lớn. Bên cạnh đó, tính thấm của hàng rào máu-não cũng cao hơn ở người lớn. Vì vậy trẻ em ở lứa tuổi này nhạy cảm đối với một số thuốc ức chế thần kinh trung ương như morphin, meprobamat, cloralhydrat, phenobarbital…
- Hệ tim mạch
+ Hệ tim mạch hoàn thiện sớm hơn hệ thần kinh và chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời, hoạt động của tim đã ngang bằng người lớn. Tuy nhiên, hoạt động của hệ tim mạch chỉ bảo đảm được nhu cầu bình thường, còn khi gặp stress hoặc khi bị ức chế bởi thuốc mê thì dễ gặp hiện tượng ‘quá tải” và dẫn đến truy tim mạch. Hiện tượng hạ huyết áp quá mức dễ gặp khi dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp ngay ở liều điều trị.
- Hệ thống điều hoà thân nhiệt
+ Khả năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh cho đến 1 năm tuổi. Nhiều thuốc hạ sốt có thể gây biến đổi thân nhiệt một cách đột ngột và gây tụt nhiệt độ quá mức hoặc ngược lại gây sốt
Những khác biệt về đáp ứng thuốc ở trẻ em
- Dị ứng da
+ Da trẻ em bên cạnh chức năng điều hoà nhiệt độ chưa hoàn chỉnh còn có bề mặt rộng và tính thấm cao nên rất nhạy cảm với thuốc. Thuốc có thể gây dị ứng, gây độc khi bôi lên da.
Phản ứng dị ứng là phổ biến nhất và thường ở dạng mề đay hoặc hồng ban.
Các dạng dị ứng da rất khó phân biệt với các dạng dị ứng không phải do thuốc. Các thuốc thường gây dị ứng da là: các sulfamid, tetracyclin, penicilin, isoniazid, cephalosporin, barbiturat, phenyloin, aspirin, indomethacin, iod, griseofulvin, phenothiazin, các kháng histamin bôi tại chỗ…Thông tin trên trang nuôi con khỏe.
Các tác dụng không mong muốn bất thường ở trẻ em
Do đặc điểm về sinh lý của trẻ em, tác dụng không mong muốn của thuốc ở lớp tuổi này cũng có những khác biệt so với người lớn.
Sau đây là một số ví dụ về những tác dụng không mong muốn của thuốc đối với trẻ em:
- Chậm lớn khi dùng corticoid, tetracyclin.
- Dậy thì sớm với androgen.
- Tăng áp lực sọ não khi dùng corticoid, vitamin A, D, acid nalidixic, nitrofurantoin.
- Vàng da với novobiocin. sulfonamid, vitamin K,.
- Lồi thóp và vàng răng với tetracycilin.
- Biến dạng sụn tiếp hợp khi dùng kháng sinh Auoroquinolon.
- Dễ bị ngạt và liệt hô hấp khi dùng thuốc giảm đau nhóm opiat.
Các tác dụng không mong muốn bất thường ở trẻ em
Một số điểm lưu ý khi dùng thuôc ở trẻ em
– Không được coi trẻ em là người lớn thu nhỏ. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em cần phải tính tới tuổi, cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể, căn cứ vào khả năng hoàn thiện của chức năng gan, thận. Thuốc thường tính liều cho trẻ theo mg/kg.
– Lựa chọn chế phẩm thuốc dùng cho trẻ em.
+ Thuốc dùng đường uống là an toàn và tiện lợi nhất. Thuốc nên có mùi vị và màu sắc hấp dẫn giúp trẻ dễ uống, làm cho trẻ cảm thấy thích và tự nguyện uống, như vậy mới điều trị thành công. Tuy nhiên phải chú ý tránh trường hợp trẻ tự dùng thuốc hay dùng nhầm lẫn thuốc tránh gây ngộ độc. Với trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng thuốc dạng lỏng. trẻ lớn hơn có thể dùng dạng rắn. không khuyến khích cha mẹ trộn lẫn thuốc với thức ăn của trẻ vì có thể gây giảm tác dụng…
+ Thuốc đường tiêm: nên tránh tiêm bắp cho trẻ nhỏ. Vơi tiêm truyền tĩnh mạch nên truyền với tốc độ chậm và thể tích dịch cho phép dùng cho trẻ.
+ Thuốc đặt trực tràng: thuận tiện trong các trường hợp trẻ không chịu uống thuốc, thuốc dễ đạt được tác dụng nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng đường này vì thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ.
+ Thuốc ở dạng khí dung: trẻ dưới 5 tuổi khó dùng bình xịt thở định liều vì chưa biết phối hợp hít vào và thở ra khi phun thuốc, do đó máy khí dung hoặc buồng phun (trẻ dưới 3 tuổi cần có mặt nạ) thích hợp hơn.
Để tìm hiểu rõ hơn mời các bạn đến học tại trường cao đẳng Y Dược Pasteur để chúng ta cùng thảo luận thêm về vấn đề này!
Nguồn giaoductretho.net