Có nên cho trẻ ăn gạo lứt hay không?
Gạo lứt là một loại gạo rất giàu dinh dưỡng và không gây dị ứng như nhiều các thực phẩm khác, vậy mẹ có nên cho trẻ ăn gạo lứt không?
- Hội chứng khô mắt và những điều không ngờ tới
- Tìm hiểu những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới hiện nay
- Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả
Có nên cho trẻ ăn gạo lứt hay không?
Gạo lứt chứa rất nhiều và đa dạng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ. Vì vậy nếu mẹ bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn cho trẻ thì sẽ giúp bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại được những tác nhân gây bệnh trẻ em thông thường. Vì thế mẹ có thể tham khảo các câu hỏi đáp từ các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để hiểu rõ hơn có nên cho trẻ ăn gạo lứt hay không?
Phân biệt gạo lứt với gạo trắng
Có nhiều người thắc mắc gạo lứt với gạo trắng khác nhau như thế nào. Hai loại gạo này khác nhau ở giá trị dinh dưỡng và quy trình chế biến. Gạo trắng đã được loại bỏ lớp cám bên ngoài đi nên nghèo dinh dưỡng hơn gạo lứt do mất đi một số chất dinh dưỡng như các vitamin, các khoáng chất, axit béo và các chất xơ.
Trẻ ăn gạo lứt có tốt không?
Do gạo lứt rất giàu dinh dưỡng nên nếu bạn cho bé ăn gạo lứt khi ăn dặm thì rất tốt cho bé, điều này không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mà còn cải thiện được tình trạng táo bón.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn gạo lứt
Bạn có thể cho bé ăn gạo lứt khi con bắt đầu lớn khoảng 6 tháng trở ra khi bé bắt đầu ăn dặm. Khi đó bé có thể tiêu hóa được những thức ăn dạng rắn là thời điểm tốt nhất.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt rất giàu các chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B9, Tinh bột, Đường, Chất xơ, Chất béo, Protein, Nước, Canxi, Sắt, Mangan, Magiê, Phốt pho, Natri, Kali, Kẽm.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh
Gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như các axit béo giúp cho sự phát triển của trẻ, hàm lượng chất xơ lớn giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hạn chế bị táo bón, giàu vitamin B giúp cho sự phát triển về thể chất và tinh thần và trí não của trẻ. Các protein giúp phát triển cơ, các axit amin giúp phát triển khớp và dây chằng, gạo lứt rất giàu năng lượng. Hơn nữa, gạo lứt lại rất dễ tiêu hóa nên rất tốt cho bé vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện.
Lựa chọn và bảo quản gạo lứt
Với gạo lứt chưa nấu thì bạn nên mua gạo lứt tại các cửa hàng uy tín, đã đóng gói sẵn và có hạn sử dụng rõ ràng. Bạn chỉ nên mua một lượng nhỏ vừa đủ ăn trong một thời gian không nên để lâu ngày gạo sẽ bị hỏng. Sau khi mua về bạn nên cho vào hộp đậy kín hạn chế để gạo tiếp xúc với không khí bên ngoài. Bạn nên để gạo ở nơi mát mẻ, trong bóng tối và đậy kín. Nếu bạn để trong tủ đông sẽ bảo quản được 2 năm, còn nếu để trong ngăn mát thì bảo quản được 12-16 tháng.
Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ thì sau khi nấu chín, mẹ phải bảo quản ở trong tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng bạn chỉ nên bảo quản trong 4 ngày là tối đa. Bạn chỉ nên nấu vừa đủ ăn không nên đun dư nhiều tránh để ôi thiu hỏng.
Nguồn: giaoductretho.net