Đóng bỉm nhiều có làm chân bé bị vòng kiềng?
Vì bỉm trẻ thường to và tạo ra khoảng cách giữa 2 chân khá lớn nên nhiều mẹ cho rằng đóng bỉm sẽ khiến chân con bị cong? Vậy suy nghĩ đó liệu có chính xác?
- Vì sao nói thiếu máu là bệnh phổ biến nhưng không thể coi thường?
- Dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác
- Một số biện pháp giúp thai phụ thoải mái khi sinh nở
Đóng bỉm không phải là nguyên nhân khiến chân trẻ bị vòng kiềng
Đóng bỉm có làm chân cong bị vòng kiềng?
Trong quá trình nuôi con khỏe bà mẹ nào cũng muốn con mình được thông minh, xinh đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên nhiều trẻ lớn lên lại có đôi chân vòng kiềng nhìn khá mất thẩm mỹ. Nhiều người cho rằng chân vòng kiềng là do di truyền cũng có người nói do lúc trẻ tập đi nhưng nhiều bà mẹ lại quan niệm do việc đóng bỉm mà ra.
Trước nhiều luồng thông tin ý kiến trái chiều về vấn đề này các bác sĩ đã khẳng định, nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi của cha mẹ chứ hoàn toàn không phải do đóng bỉm gây nên. Ngoài việc chế độ ăn của trẻ đang bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D thì trẻ bị chân vòng kiềng còn do một vài yếu tố bên ngoài tác động, khiến đôi chân của con trở lên cong vẹo.
- Bố mẹ tập cho bé đứng quá sớm: Con dưới 1 tuổi chỉ mới có khả năng chập chững bám vịn vào thành ghế, bàn hoặc bám vào tường để đứng. Bố mẹ không nên vì muốn con nhanh biết đi mà bồng bế, ép bé tập đứng thường xuyên. Vì như thế, bé thường phải gồng người hoặc nhón chân để đứng. Đặc biệt trong thời gian này xương trẻ còn rất mềm và yếu, chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ cơ thể của bé trong thời gian dài, nên ống chân dễ bị tác động xấu bởi trọng lượng và dễ gây vòng kiềng. Vì thế để con có một đôi chân đẹp, thon và thẳng mẹ không cho con tập đứng hoặc đi sớm.
- Do tư thế bế sai: Thói quen cõng bé trên lưng, cắp nách hay ôm trẻ trước ngực đều là những tác động xấu đền việc xương ống chấn con phát triển theo xu hướng cong. Vì thế hãy hạn chế bế trẻ ở những tư thế này.
Đây được coi là 3 nguyên nhân chính khiến chân trẻ bị vòng kiềng, còn việc đóng bỉm tã đều không làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương ống chân, vì thế cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Tập đi quá sớm là một trong những nguyên nhân khiến chân trẻ bị cong
Cách chữa chân vòng kiềng của bé như thế nào?
Phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên thời điểm này không cần tác động gì đến khi con lớn hơn một chút vấn đề này sẽ hết. Nếu trên 1 tuổi bé vẫn bị chân vòng kiềng thì buổi tối khi đi ngủ bố mẹ dùng vải cuốn buộc hai chân bé lại với nhau, sáng sớm cởi bỏ ra, bố mẹ không tự cuốn mà phải có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Hiện nay phương pháp chữa trị chính cho bệnh vòng kiềng bẩm sinh hiện là nẹp, bó bột và phẫu thuật sắp lại xương. Tuy nhiên, đây là một biện pháp khá phức tạp cần có sự chỉ định của những bác sĩ có chuyên môn.
Ngoài ra, để phòng chân con bị vòng kiềng mẹ nên cho con bú sữa mẹ đến 24 tháng hoặc ít nhất 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sự phát triển xương. Trong quá trình con đang lớn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cung cấp đủ lượng calci và vitamin D cần thiết từ các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là không để trẻ tập đi quá sớm như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương.
Nguồn: giaoductretho.net