Dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác

Nắm được cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác sẽ giúp mẹ bầu nắm được thông tin sơ lược ban đầu về tình trạng thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 2.

cach-dem-cu-dong-thai

Dạy mẹ bầu cách đếm cử động thai nhi chuẩn xác

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu nên học cách đếm cử động thai nhi để hiểu và nắm rõ tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, hiệu quả để theo dõi những thay đổi của thai nhi và nếu có tình trạng bất thường, mẹ có thể cảm nhận phát hiện và tới gặp bác sĩ để xử lí kịp thời.

Nhận biết cử động thai nhi như thế nào?

Để nhận biết cử động của thai nhi mẹ bầu cần chú ý, bởi lúc này những cú hích sẽ trở nên mạnh hơn, những rung động nhẹ sẽ chuyển sang một cảm giác như bật nắp chai champagne. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đỉnh điểm cho các hoạt động của bé thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối. Khi thư giãn, mẹ sẽ không cần phải tiêu hao nhiều oxy, khi đó bé sẽ ngọ nguậy nhiều hơn. Tuy nhiên, bé cũng có một số thời điểm hiếu động vào sáng sớm, điểm mấu chốt là mẹ nên biết các quy trình hoạt động của bé trong ngày.

Dù có nhiều người cho rằng cứ tầm 10 cú đạp cách nhau 2 tiếng là điều bình thường song các chuyên gia y tế đang dần phủ nhận điều đó. Đừng quá tập trung vào số cử động của bé trong một giờ, thay vào đó hãy tập trung vào việc các cử động đấy có bình thường hay không. Thêm nữa, mẹ cũng đừng so sánh số cử động trong bụng của mình với các mẹ bầu khác bởi nó chỉ là một phần rất nhỏ trong bụng mẹ lúc này thôi.

cach-dem-cu-dong-thai-2

Những vị trí thai nhi thường cử động trong bụng mẹ

Những vị trí thai nhi thường cử động trong bụng mẹ

Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp ngày càng rõ khi con đang lớn hướng đến phần trước bụng. Nếu nhau thai ở phần trước bụng của mẹ, nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mẹ về các cử động của bé. Nhau thai của mẹ lúc này được ví như bao cát cho các cú đạp của bé, khiến mẹ cảm nhận được chúng nhiều hơn. Kết quả chụp thai 20 tuần sẽ hiển thị vị trí nhau thai của mẹ. Và nếu trường hợp  này xảy ra, các mẹ hãy bắt đầu chú ý đến chu kỳ sinh hoạt của bé và tập trung cảm nhận các cú đạp vào phần bên hoặc dưới phần bụng.

Từ tuần thứ 32, các mẹ có thể bắt đầu xác định được chu kỳ ngủ của bé dựa trên chu kỳ các lần đạp. Chu kỳ ngủ của bé sẽ không khớp với của mẹ, khi lên giường, đó cũng là thời điểm bé có thể tỉnh giấc và bắt đầu quẫy đạp.

Kiểm soát hành vi của bé như thế nào?

Khi đã nắm được thời điểm bận rộn nhất của bé, các mẹ có thể sử dụng cách này để điều chỉnh hành vi của bé. Hầu hết các bé đều rất hiếu động, và động đậy rất nhiều khi còn trong bụng mẹ. Đó là dấu hiệu cho thấy chúng đang có rất nhiều oxy và nhau thai vẫn đang hoạt động hiệu quả.

cach-dem-cu-dong-thai-3

Mẹ bầu cần chú ý đến các cử động của thai nhi thường xuyên

Một thay đổi trong hành vi của bé cũng báo trước cho các mẹ về vấn đề có thể xảy ra. Nếu mẹ có cảm giác bé không được chuyển động như bình thường, hoặc có sự suy giảm trong cường độ các cú đạp thì nên đi kiểm tra xem bé có ổn không. Ngoài ra, các mẹ cũng nên đi khám nếu cường độ đạp của bé có dấu hiệu dữ dội hơn bình thường. Bé có thể tăng động hơn bình thường ở thời điểm sau bữa ăn, do tăng lượng đường huyết. Việc mẹ bầu uống cà phê hay quan hệ tình dục khi mang thai cũng khiến bé hăng đạp hơn. Nhưng nếu hành vi này xảy ra mà không rõ nguyên nhân, các mẹ hãy đi gặp bác sĩ ngay.

Theo một số kinh nghiệm chăm con và nuôi con của một số mẹ bầu, từ tuần thứ 32, bé có thể đạp khi phản ứng lại một bản nhạc quen thuộc. Mẹ xem chương trình nào thường xuyên, thì bé cũng sẽ thích chương trình đấy. Và bé sẽ đạp khi nhận ra khi nhận ra nhạc hiệu quen thuộc của chương trình đó.

Ngoài ra, ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 để tăng sự tương tác của mẹ với thai nhi thì mẹ bầu có thể sử dụng thêm một số sách thai giáo để bé có thêm sự giao tiếp từ bên ngoài cũng như với cha mẹ của bé.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội