Những vấn đề gì ở trẻ sơ sinh khiến mẹ đau đầu?
Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nên thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe khiến người mẹ phải lo lắng, nhất là với những mẹ sinh con đầu lòng. Vậy đó là những vấn đề gì?
- Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- Tổng hợp một số trường hợp sơ cứu hiệu quả cho trẻ
- Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Những vấn đề gì ở trẻ sơ sinh khiến mẹ đau đầu?
Cần nắm rõ những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh để biết đâu là bình thường, đâu là hiện tượng bất thường để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời là một việc rất cần thiết. Trẻ sơ sinh về cơ bản thường gặp phải những vấn đề sau:
Hô hấp
Mới ra đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu. Thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi nhiệt độ bất thường từ nóng sang lạnh, dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên: viêm họng, sổ mũi, kèm theo sốt.
Cách xử trí: Mẹ cần xử lý sớm bằng cách thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý ấm ngày 3 lần vào mũi cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ uống nước húng chanh hấp đường phèn mỗi lần khoảng 2,5 ml, ngày 3 lần.
Nếu trẻ có hiện tượng bất thường: ho, sốt, thở nhanh, lồng ngực co rút, thở khò khè cần sớm đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và có phương pháp điều trị hợp lý.
Rôm sảy
Do làn da của bé mới sinh rất mỏng manh, non nớt rất dễ bị mẩn ngứa. rôm sảy khiến bé ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu. Biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt đỏ, có khi mẩn lên cả mảng đỏ theo từng vùng trên người bé. Điều kiện để bệnh phát triển là khi các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm ứ đọng mồ hôi trong lỗ chân lông.
Cách xử trí:
- Tắm gội thường xuyên cho trẻ, luôn giữ cho da bé sạch sẽ, thoáng mát.
- Chọn cho bé những đồ quần áo vải coton mềm, nhạt màu. Quần áo của bé cần được giặt giũ và phơi ở nơi sạch sẽ và không có bụi khói.
- Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy.
- Vào mùa đông nếu ủ ấm quá cho bé. Vào mùa hè, thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, khi bé ra mồ hôi dùng khăn ấm lau khô thường xuyên
Hăm
Mẹ cũng thường phải đối mặt với những vết hăm trên da bé, thường là những vùng da ở bẹn, nách, cổ, mông, do những vùng da này thường không được thông thoáng, có kẽ sâu hoặc đóng bỉm lâu gây bí da. Nếu không xử lý sớm, da bé bị trầy, loét khiến bé vô cùng khó chịu, đau đớn, quấy khóc.
Cách xử trí:
- Cha mẹ cần luôn giữ cho những vùng mông, bẹn, cổ, nách của trẻ được thông thoáng, nhẹ nhàng làm sạch vùng da bị hăm bằng bông thấm nước ấm sạch sẽ. Bôi kem chống hăm cho bé sau khi tắm.
- Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn.
- Lưu ý chọn loại tã và bỉm mềm, chất liệu cotton thoáng, thấm hút tốt và thay tã cho bé thường xuyên, không nên để quá lâu gây ẩm ướt vùng bẹn của bé.
Tưa lưỡi
Tưa lưỡi là một vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh thường do nấm Candida albicans gây nên. Nguyên nhân thường gặp nhất là do sữa đọng trong miệng bé lên men chua thuận lợi cho nấm này phát triển tạo thành màu trắng bao phủ niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, vòm miệng.
Tưa lưỡi là vấn đề nhiều trẻ sơ sinh quan tâm
Cách xử trí: Dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé ngày 2 lần nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
Nôn trớ
Với trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng, hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi dư thừa này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay ọc sữa.
Cách xử trí: Mẹ có thể giúp bé giảm bớt bằng cách chia sữa thành nhiều bữa nhỏ, để bé dễ hấp thụ hơn. Giúp bé ợ hợi sau ăn.
Tiêu chảy
Khi mới sinh, bé thường đi vệ sinh khá nhiều, phân lỏng và có màu vàng nhạt. Nhưng khi theo dõi phân bé có dấu hiệu bất thường như: có mùi tanh, lợn gợn, lỏng như nước, kèm theo sốt, bé quấy khóc, thì có nguy cơ bé đã bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh của con khác.
Cách xử trí:
- Với trẻ bú sữa mẹ, cần tăng cường cho trẻ bú để bù lượng nước và điện giải bị mất do tiêu chảy.
- Với những trẻ bú sữa công thức, mẹ cần lựa chọn cẩn thận thành phần sữa không có đường lactose, hoặc chọn loại sữa dành riêng cho trẻ bị tiêu chảy.
- Nếu như hiện tượng này kéo dài hơn 3 ngày, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguồn giaoductretho.net