Tìm hiểu về hiện tượng sa tử cung ở phụ nữ

Hầu hết phụ nữ sau sinh ít nhiều đều bị sa tử cung, điều này trở thành nỗi băn khoăn của không ít chị em, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm khác.

Hiểu rõ về chứng sa tử cung

Hiểu rõ về chứng sa tử cung

Sa tử cung là hiện tượng gì?

Cũng giống như sa nội tạng, sa tử cung (còn gọi là sa sinh dục) là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí ra ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Sa tử cung có thể gây tình trạng tử cung thập thò ở vùng âm đạo, tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo, thậm chí mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra bên ngoài âm đạo. Vì thế bệnh sa tử cung được nhận định là bệnh của mẹ khác nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Hiện nay bệnh sa tử cung được chia thành 3 mức độ:

  • Mức độ 1: Cấp độ nhẹ nhất tuy tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Mức độ 2: Tử cung bị đã tụt xuống ngoài cửa âm đạo và có thể nhìn thấy khi làm việc năng hoặc hoạt động nhiều
  • Mức độ 3: Toàn bộ tử cung bị tụt xuống ra ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy bằng mắt thường dạ con màu hồng, to bằng quả trừng gà. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất khả năng cao sẽ bị viêm nhiễm và phải cắt bỏ do tử cung không có khả năng tự co lên.

Ngoài 3 mức độ trên bệnh sa tử cung còn bao gồm một vài triệu chứng như: nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, đau tử cung, giảm cảm giác với thai nhi trong bụng… Đôi khi xuất hiện triệu chứng khác có thể là đau bụng, chảy máu âm đạo nhẹ hoặc không cảm nhận được nhịp tim thai nhi

Những nguyên nhân gây ra bệnh sa tử cung

Theo các bác sĩ nguyên nhân chủ yếu được xác định gây nên bệnh sa tử cung là do khiếm khuyết dây chằng và cơ thần kinh vùng xương chậu: bị yếu hay giãn quá mức, rối loạn chức năng dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Hệ quả là các mô liên kết vùng xương chậu sẽ phải làm nhiệm vụ nâng đỡ tử cung, khi cấu trúc mô liên kết bị suy yếu, các cơn co thắt tử cung gây ra rạn nứt mô trợ âm đạo và gây sa nội tạng. Bên cạnh có còn có một vài yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh sa tử cung như:

  • Phụ nữ từng sinh con qua đường âm đạo
  • Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh gây giảm estrogen
  • Từng làm phẫu thuật vùng chậu
  • Mắc bệnh béo phì, ho mạn tính, táo bón, cổ trướng, nâng vật nặng: làm tăng áp lực vùng bụng.
  • Có bất thường dị tật tử cung từ khi sinh ra: tử cung kép hay còn gọi là tử cung hai sừng.
  • Do chấn thương ( tai nạn giao thông, bạo lực gia đình) và can thiệp y khoa (nội soi, thai ngược, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay).
  • Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai, mang thai khi tuổi cao, mang thai nhiều lần, thai quá lớn, đẻ lâu kéo dài…

Sa tử cung là một bệnh khá nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phụ nữ

Sa tử cung là một bệnh khá nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phụ nữ

Các phương pháp điều trị bệnh sa tử cung

Là một căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản nên khi phát hiện ra cơ thể bị bệnh sa tử cung các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những phương pháp sau :

  • Cho bệnh nhân thực hiện bài tập Kegel để tăng cường độ co giãn của cơ xương chậu, sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ để khôi phục độ co giãn của các cơ tử cung, cố định tử cung qua âm đạo bằng cách đặt vòng hỗ trợ âm đạo.
  • Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật bổ sung trong trường hợp tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành âm đạo. Hoặc cố định vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo.

Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế làm việc nặng nhọc để giảm áp lực lên ổ bụng. Tránh mang thai quá nhiều lần, vì mỗi lần mang thai và sinh con tử cung ít nhiều lại bị sa thêm. Không lạm dụng thuốc nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Chăm sóc sức khỏe chế độ ăn uống lành mạnh giảm cân, tập thể dục điều độ mỗi ngày để đối phó với bệnh sa tử cung và ngăn chặn biến chứng đến sức khỏe mẹ và bé.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội