Bệnh ho ở trẻ em có phải là môt bệnh lý nguy hiểm không?
Mùa nắng nóng, bố mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con mình ho liên tục do những đợt viêm hô hấp cấp tính, đa số là do siêu vi gây ra và hầu hết không cần điều trị.
- Vì sao trẻ dưới 2 tuổi khóc nhiều hay cười nhiều có thể bị lồng ruột?
- Tìm hiểu bệnh vàng da ở trẻ em sơ sinh là bệnh gì?
- Hướng dẫn cách xử lý bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em?
Bệnh ho ở trẻ em có phải là môt bệnh lý nguy hiểm không?
Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề: “Ho có đáng sợ hay không?” qua bài phỏng vấn các bác sĩ đa khoa Trần Anh Tú chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Bác sĩ chuyên khoa lý giải ho ở trẻ không thực sự là một bệnh đáng sợ?
Hỏi: Thưa bác sĩ, như vậy ho có thật sự đáng sợ không ạ?
Trả lời:
Rất nhiều người băn khoăn không biết ho có phải là một bệnh của con hay không. Theo đó, chuyên gia cho rằng: Ho có thật sự đáng sợ hay không? Ho chính là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đàm nhớt hay siêu vi ra khỏi đường thở, do đó phần nào giúp ngừa viêm phổi. Do vậy, ho là một triệu chứng phần nào tốt cho cơ thể. Nếu phản xạ này mất đi, trẻ rất dễ bị suy hô hấp hay khó thở, lúc này thì sẽ trở nên đáng sợ ngại thật. Có một điều đáng chú ý với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, phản xạ ho chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị viêm phổi hoặc suy hô hấp, do đó chúng ta cần phải cẩn thận ở lứa tuổi này.
Hỏi: Thưa bác sĩ, thông thường thì ho sẽ do những nguyên nhân gì gây ra ạ?
Trả lời:
Như đã nói ở trên nguyên nhân gây ho cấp tính thường gặp nhất ở trẻ là những đợt viêm hô hấp siêu vi cấp tính. Oái ăm thay, ho trong bệnh lý này lại có thể kéo dài đến tận 3 tuần, ngay khi đợt nhiễm khuẩn cấp tính đã hết từ lâu. Các bác sĩ nhi khoa gọi đó là ho sau đợt nhiễm siêu vi. Tuy nhiên các bố mẹ thì sốt ruột lắm, thấy ho mà đến ngày thứ 5, thứ 6 mà không giảm là phải tìm mọi cách để cắt cơn ho. Điều này thật sự không cần thiết, nếu bé chỉ có ho đơn thuần, không sốt, vẫn ăn chơi bình thường thì chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi. Nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần thì phải đi khám bác sĩ nhi khoa để tìm ra nguyên nhân của cơn ho kéo dài này. Nói như vậy không có nghĩa là bố mẹ chủ quan cứ để con ho như vậy mà không đi khám đâu nhé. Ý ở đây là khi đi khám và bác sĩ đã chẩn đoán là viêm hô hấp trên hoặc nhiễm siêu vi thì bố mẹ sẽ yên tâm và biết cách theo dõi ho tại nhà hơn thôi nhé! Đây là thông tin sức khỏe mà các bậc phụ huynh có con nhỏ cần nhớ.
Hỏi: Thưa bác sĩ, trời gió nhiều có làm cho bé dễ bị ho không ạ? Vì tôi thấy bé nhà tôi hay ho khi trời nổi gió nhiều.
Trả lời:
Phản xạ ho có thể bị kích thích thêm khi có gió nhiều, khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi độ ẩm trong không khí thay đổi nhanh. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ làm tăng tạm thời phản ứng ho và hoàn toàn không ảnh hưởng đến bản chất, nguyên nhân gây bệnh, cũng như diễn tiến bệnh. Vì vậy lời khuyên tránh gió, tránh lạnh, tránh nước gần như là không đúng. Việc hạn chế tắm, chơi ngoài trời, tránh máy lạnh thật sự chưa có khuyến cáo khoa học, nhưng hầu hết mọi người đều tin theo.
Bác sĩ chuyên khoa lý giải ho ở trẻ không thực sự là một bệnh đáng sợ?
Xin khẳng định lại, ho chỉ là một triệu chứng của bệnh, chứ không phải là bệnh. Việc của chúng ta là cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để xem nguyên nhân gây ra ho là gì, và sẽ điều trị theo nguyên nhân của bệnh.
Khi nào trẻ bị ho là bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị ngay lập tức?
Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy khi bé ho như thế nào thì cần đưa bé đến gặp bác sĩ ạ?
Trả lời:
Khi bé ho kèm theo những dấu hiệu sau đây thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay:
- Có dấu hiệu của suy hô hấp như thở nhanh, thở co lõm ngực
- Bé lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú, nằm cả ngày
- Trẻ có kèm sốt cao
- Bỏ bú hoặc bú kém
- Ho, chảy nước mũi kéo dài trên 3 tuần
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Trẻ có tiếng động bất thường khi thở
- Bố mẹ cảm thấy quá lo lắng
Trên đây cũng là bí quyết nuôi con khỏe được nhiều bà mẹ áp dụng cho mình.
Hỏi: Thưa bác sĩ, có nên sử dụng siro ho cho bé không ạ?
Trả lời:
Nếu như chúng ta hiểu rằng ho là một phản xạ có lợi nhằm tống xuất đàm nhớt ra ngoài, và hầu hết các thuốc siro ho thảo dược không có tác dụng cắt phản xạ ho. Các thuốc này chỉ làm giảm kích thích phản xạ mà thôi, do đó khi trẻ uống có thể giảm ho, nhưng hoàn toàn không giảm bệnh. Thuốc ho hoàn toàn không diệt được virus hay vi khuẩn, do vậy siro ho là chỉ là thuốc làm giảm triệu chứng mà không hoàn toàn làm thay đổi được diễn tiến cũng như ngăn ngừa được biến chứng của bệnh. Ngoài ra siro ho vẫn có nguy cơ dị ứng và trẻ có khả năng ngộ độc vì một số thuốc có hoạt chất thuộc nhóm thuốc á phiện như dextromethorphan, chất này có khá nhiều trong các loại siro ho trên thị trường tại Việt Nam. Do đó ở một số nước như Mỹ, Úc và Canada các tổ chức y khoa khuyến cáo không nên dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chỉ nên sử dụng ở trẻ trên 2 tuổi.
Trong trường hợp mong muốn được sử dụng thuốc ho để bé ngủ ngon hơn, bố mẹ nên tư vấn và bàn bạc với bác sĩ nhi khoa để tìm loại phù hợp với bệnh và được sử dụng đúng cách, đúng liều.
Nguồn giaoductretho.net